Pháp luật dân sự tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên tuy nhiên cũng đảm bảo tính cân bằng và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bên bị vi phạm khi bên còn lại vi phạm nghĩa vụ. Dưới đây là quy định của pháp luật về trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản:
- 2 2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi không thực hiện nghĩa vụ:
- 3 3. Một số chế độ pháp lý đối với tài sản theo quy định của pháp luật:
- 4 4. Lưu ý khi xem xét trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ theo Bộ luật Dân sự năm 2015:
1. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản:
Có thể thể thấy, theo quy định của pháp luật hiện nay, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc xác định trách nhiệm của các chủ thể, pháp luật đã có những quy định riêng về trách nhiệm dân sự do không thực hiện được nghĩa vụ giao tài sản. Cụ thể theo quy định tại Điều 356 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành có quy định về “trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật” như sau:
– Đối với trường hợp không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm giao đúng vật đặc định đó (bởi đó là vật không thể thay thế), nếu như vật đặc định đó không còn hoặc bị mất mát hư hỏng thì sẽ phải thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị của vật;
– Đối với trường hợp không thực hiện nghĩa vụ giao vật cùng loại thì bên bị vi phạm sẽ có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện việc giao vật cùng loại khác (bởi đây là tài sản có thể thay thế vì những tài sản này có những đặc điểm tương tự nhau), nếu như không có vật cùng loại khác thay thế thì bên vi phạm sẽ phải thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị của vật;
– Trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ giao tài sản và gây thiệt hại thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy, trong chế định về trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản, sẽ được phân loại dựa trên đặc tính của tài sản, bao gồm vật đặc định vào vật cùng loại. Do mỗi loại tài sản có những đặc tính riêng biệt vì thế mà pháp luật cũng quy định nghĩa vụ do không thực hiện việc chuyển giao tài sản đối với mỗi loại lá khác nhau. Có thể phân tích cụ thể như sau:
Thứ nhất, vật đặc định. Vật đặc định là những vật có thể phân biệt với vật khác bằng các dấu hiệu, đặc trưng riêng biệt của vật đó về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, vị trí, đặc tính, chất liệu … trong vật đặc định, người ta xác định vật độc nhất và vật đặc định hóa. Khi vật đặc định độc nhất bị tiêu hủy thì không thể thay thế bằng vật khác, do đó quan hệ pháp luật về sở hữu đối với vật đó cũng chấm dứt. Ví dụ như bức tranh cổ của một họa sĩ, hoặc các loại đồ cổ quý hiếm … con vật được đặt định hóa là trong những vật cùng loại người ta tách nó ra bằng dấu hiệu do con người tạo, ví dụ như đánh dấu đồ vật bằng những ký hiệu riêng biệt, thực phẩm được để trong những dụng cụ riêng … khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải chuyển giao đúng vật đặc định đó. Nếu như bên có nghĩa vụ không chuyển giao được thì sẽ bị coi là vi phạm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự khi một bên vi phạm nghĩa vụ do không chuyển giao vật đặc định đó là phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đó hoặc bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật. Nếu như vật đặc định đó vẫn còn tồn tại thì phải thực hiện giao lại vật đó cho bên có quyền lợi. Tuy nhiên trong trường hợp rất đặc biệt đó đã không còn thì sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán bằng một khoản giá trị tương ứng. Về nguyên tắc có thể thấy, việc chậm thực hiện nghĩa vụ là lỗi của bên có nghĩa vụ do đó, nếu hành vi vi phạm đó mà gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên có nghĩa vụ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, vật cùng loại. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và thường được xác định bằng những đơn vị đo lường như kilôgam, mét, lýt … ví dụ như xăng dầu cùng loại, gạo và xi măng cùng loại của một nhà máy sản xuất … vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế được cho nhau. Theo nguyên tắc chung thì nếu vật cùng loại bị tiêu hủy có thể thay thế nó bằng vật cùng loại khác. Vì thế cho nên nếu như xuất phát từ một lý do nào đó có thể là chủ quan hoặc khách quan, bà bên có nghĩa vụ đã không thực hiện được nghĩa vụ giao tài sản của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật dân sự, Đó là giao vật cùng loại khác có tính chất tương tự như vật đã thỏa thuận ban đầu. Bởi vật cùng loại có thể thay thế được cho nhau. Nếu như không thể tìm được vật cùng loại thì sẽ phải thanh toán một khoản chi phí tương tự với giá trị của vật. Nếu gây ra thiệt hại thì sẽ phải bồi thường cho bên có quyền, khoản tiền bồi thường thiệt hại sẽ bao gồm giá trị của tài sản do bị mất mát hư hỏng, những khoản chi phí để khắc phục những tổn thất xảy ra …
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi không thực hiện nghĩa vụ:
Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của các cá nhân, tổ chức.
Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Hành vi gây thiệt hại thông thường và hiện dưới dạng hành động. Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện hành vi đó. Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện hành vi đó. Ví dụ như nhân viên phòng cháy chữa cháy có thể phá hủy nhà dễ cháy xung quanh đám cháy, bác sĩ cắt bỏ các bộ phận hoặc làm phẫu thuật khác … trong trường hợp này thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Thứ ba, lỗi của người gây thiệt hại. Về nguyên tắc thì một người bị áp dụng một chế tài pháp lý thì họ phải có hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cô Ý hoặc vô ý. Tuy nhiên trong quan hệ pháp luật dân sự có trường hợp ngoại lệ là người không có hành vi trái pháp luật và không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự.
Thứ tư, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi đạo đức là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 584 của pháp luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên xác định mối tương quan nhân quả là vấn đề vô cùng phức tạp. Phạm trù nguyên nhân và kết quả là các phạm trù trong triết học. Do đó cần phải xem xét và đánh giá tất cả sự kiện liên quan một cách cẩn thận và khách quan cũng như toàn diện nhất. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về trách nhiệm của người gây ra thiệt hại.
3. Một số chế độ pháp lý đối với tài sản theo quy định của pháp luật:
Căn cứ vào giá trị và giá trị Sử dụng của tài sản đối với xã hội và kinh tế, an ninh và quốc phòng, bộ luật dân sự đã quy định về cách thức phát sinh quyền sở hữu, trình tự và các nguyên tắc dịch chuyển quyền sở hữu đối với vật. Tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự và phương thức dịch chuyển vật gọi là chế độ pháp lý của vật đó. Căn cứ vào chế độ pháp lý của vật mà người ta chia vật theo các chế độ: vật cấm lưu thông, vật hạn chế lưu thông vào vật tự do lưu thông.
Thứ nhất, vật cấm lưu thông. Đó là những vật vì vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đối với an ninh quốc phòng cũng như lợi ích quốc gia mà nhà nước cấm mua bán và chuyển nhượng, trao đổi hoặc tặng cho. Ví dụ như vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, chất ma túy … người nào tàng trữ và sử dụng hoặc buôn bán các vật cấm lưu thông trên có thể bị truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật về hình sự. Các vật trên không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự của công dân hoặc tổ chức. Việc lưu thông các loại vật này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Thứ hai, vật hạn chế lưu thông. Bao gồm những vật có ý nghĩa quan trọng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng do đó pháp luật có những quy định riêng. Nhà nước phải kiểm soát sự dịch chuyển các loại vật đó. Những vật này pháp luật quy định không chỉ thuộc sở hữu của nhà nước mà còn có thể thuộc sở hữu của cơ quan tổ chức công dân. Việc chuyển dịch quyền sở hữu nhất thiết phải tuân theo những quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp phải có sự đồng ý hoặc cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng mới không bị coi là vô hiệu. Ví dụ như các loại bút ký thể thao …
Thứ ba, vật tự do lưu thông. Là những vật còn lại là không có quy định cụ thể nào của pháp luật xác định trực tiếp đối với việc dịch chuyển vật đó. Pháp luật cũng không quy định cụ thể các phương thức dịch chuyển, nếu như có sự dịch chuyển các tài sản này cũng không cần phải đăng ký hoặc xin phép. Pháp luật dân sự chỉ có quy định chung về việc chuyển dịch mà thôi. Những vật này chủ yếu là những tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt thông thường trong đời sống hằng ngày.
4. Lưu ý khi xem xét trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ theo Bộ luật Dân sự năm 2015:
Thứ nhất, về nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại theo Điều 362 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Điều 362 này quy định rằng, bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình. Quy định mới này buộc bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để hạn chế thiệt hại có thể gây ra cho mình. Trong trường hợp người bị thiệt hại chậm trễ trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để giảm thiểu thiệt hại cho mình thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường tương ứng với mức thiệt hại mà lẽ ra người bị thiệt hại có thể hạn chế được.
Thứ hai, về bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi theo Điều 363 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Điều 363 này quy định rằng, trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên có quyền thì bên có nghĩa vụ chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Quy định mới trên là chế tài xử lý trách nhiệm dân sự đối với trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ và thiệt hại gây ra là do một phần lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người bị thiệt hại. Trong trường hợp bên vi phạm chứng minh được việc không thực hiện đúng nghĩa vụ là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.