Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời? Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng?
Một quy định có vai trò đặc biệt quan trong của pháp luật tố tụng dân sự về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong các quan hệ được quy định thuộc về pháp luật này đó là việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các nhà làm luật luôn để ý đến việc quan tâm và ghi nhận trong các văn bản pháp luật tổ tụng dân sự của Việt Nam từ trước đến này đều có quy định về vấn đề áp dụng biện pháp tạm thời trong các trường hợp cần thiết. Qua các thời ký phát triển của pháp luật tố tụng dân sự thì việc quy định các biện pháp tạm thời trong trường hợp cần thiết ngày càng được quy định chi tiết và chặt chẽ hơn. Chính vì thế mà đối với những trường hợp do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thì cần phải chịu trách nhiệm của mình về vấn đề này.
Tuy nhiên, việc pháp luật quy định về trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng trong trường hợp ra hậu quả thì cần phải thực hiện trách nhiệm như thế nào theo quy định của Bộ luật dân sự này thì trắc hẳn rằng không phải ai cũng nắm rõ được. Do đó, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu về những quy định pháp lý liên quan đến trách nhiệm loại biện pháp này.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
– Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính do Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp ban hành;
– Chỉ thị 03/2019/CT-CA năm 2019 về nâng cao chất lượng áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
1. Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì những biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là những chế định quan trọng, nó tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Chính vì vậy mà Bộ luật tố tụng dân sự 2015 dành hẳn một chương riêng để quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật dân sự, thì biện pháp khẩn cấp tạm thời được đem ra so với các biện pháp khác được Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự thì các biện pháp này có những điểm khác biệt cụ thể, đó là tính khẩn cấp và tính tạm thời. Trong đó:
Đối với việc pháp luật hiện hành quy định về tính khẩn cấp của các biện pháp này được thể hiện ở chỗ Tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay và quyết định này được thi hành ngay sau khi Tòa án đã quyết định áp dụng để không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Đối với việc xác định tính tạm thời của biện pháp này thì được thể hiện ở chỗ việc áp dụng các biện pháp này sẽ không giải quyết được triệt để vấn đề mà các đương sự đang gặp phải. Do đó, các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
Trên cơ sở căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng được quy định như sau:
“1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
2. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
b) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
c) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.
3. Việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của
Từ quy định tại điều luật trên có thể thấy rằng, pháp luật quy định rất rõ ràng và chi tiết về việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chính vì vậy mà đối với việc người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp này hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Không những thế mà pháp luật cũng có quy định về việc chịu trách nhiệm của Tòa án khi thực hiện hành vi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau: tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu; áp dụng biện pháp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Một là, trách nhiệm của Tòa án do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
Từ quy định tại Điều 113 Bộ luật 2015 có thể thấy, trường hợp Tòa án biết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của người yêu cầu không đúng quy định pháp luật mà Tòa án vẫn áp dụng thì Tòa án không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Mặt khác, nếu Tòa án áp dụng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng nhưng gây thiệt hại thì vẫn phải bồi thường. Chính quy định này dẫn đến tâm lý của thẩm phán không quan tâm đến các điều kiện của từng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Bộ luật 2015 quy định, qua đó, phát sinh một số sai sót được Tòa án nhân dân tối cao chỉ ra tại Phụ lục được ban hành kèm theo Chỉ thị số 03/2019/CT-CA.
Để khắc phục các sai sót trong việc áp dụng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời một cách có hiệu quả, ràng buộc các thẩm phán cân nhắc và xem xét đầy đủ các điều kiện khi xem xét yêu cầu áp dụng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tác giả kiến nghị bổ sung trách nhiệm của Tòa án khi áp dụng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng điều kiện mà Bộ luật 2015 quy định
Hai là, về trách nhiệm của Chánh án giải quyết khiếu nại việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo các quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật 2015; Điều 64
Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự quy định, sau khi thẩm phán áp dụng hoặc không áp dụng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì đương sự có quyền khiếu nại.
Như vậy, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với việc thẩm phán áp dụng hoặc không áp dụng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sai nhưng khi đương sự khiếu nại, Viện kiểm sát kiến nghị, Chánh án giữ nguyên quyết định của thẩm phán và gây thiệt hại cho người khác thì Chánh án có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không vẫn chưa có cách hiểu và áp dụng thống nhất. Quan điểm thứ nhất cho rằng, thẩm phán phải chịu trách nhiệm bồi thường; quan điểm thứ hai cho rằng, Chánh án phải chịu trách nhiệm bồi thường; quan điểm thứ ba cho rằng, Chánh án và thẩm phán phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.