Đây là trường hợp TNDS trong hợp đồng phát sinh khi đối tượng của hợp đồng là công việc phải thực hiện hoặc không thực hiện
Như chúng ta có thể thấy, hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành trong
Luật sư
1. Quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự là gì?
Theo góc độ từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm có thể được hiểu theo hai nghĩa:
– Một là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả
– Hai là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả.
Trách nhiệm pháp lý có thể hiểu là trách nhiệm đã được điều chỉnh và bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và “hậu quả” xảy ra sẽ là “ hậu quả bất lợi” được áp dụng đối với những người phải chịu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật và đó là hậu quả của hành vi vi phạm đồng thời trách nhiệm pháp lý thể hiện được sự răn đe đối với những hành vi vi phạm và thể hiện sự răn đe của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm.
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ xác định, tại đó bên có nghĩa vụ bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, Bộ luật Dân sự Pháp quy định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết” theo Điều 134. Khoản 1 điều 302 Bộ luật dân sự quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.”
Như vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự. Nếu các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp luật phát sinh là quan hệ nghĩa vụ, còn trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm, quan hệ phát sinh sau đó là quan hệ trách nhiệm.
Tóm lại, trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi, áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự để buộc chủ thể này phải khắc phục những tổn thất đã gây ra.
Các đặc điểm của trách nhiệm dân sự.
Như đã khẳng định ở phần khái niệm, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý nói chung, nên giống như các loại trách nhiệm pháp lý khác, nó cũng có những đặc điểm chung sau đây:
– Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó.
– Là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước áp dụng.
– Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm.
Ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân sự còn mang những đặc điểm riêng như sau:
– Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự là hành vi vi phạm luật dân sự hoặc vi phạm hợp đồng (đó là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự).
– Trách nhiệm dân sự mang tính tài sản. Đây chính là đặc điểm cơ bản của trách nhiệm dân sự. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi phạm bao giờ cũng là sự bù đắp cho bên vi phạm những lợi ích vật chất nhất định.
– Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự có thể là người vi phạm nhưng cũng có thể là người khác, như là người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, pháp nhân, cơ quan, tổ chức.
– Hậu quả bất lợi mà người vi phạm phải chịu là việc bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và khắc phục vật chất cho bên vi phạm.
2. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện một công việc phải thực hiện
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ gồm những nội dung sau:
– Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
– Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
– Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là sự quy định của pháp luật về việc người nào vi phạm nghĩa vụ dân sự hoặc có hành vi trái pháp luật khác phải gánh chịu một hậu quả pháp lý nhất định như phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại. Nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật được hình thành trên cơ sở thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Khi đã xác lập quan hệ nghĩa vụ với nhau, bên nghĩa vụ bị ràng buộc trách nhiệm bởi lợi ích của bên có quyền.
Do đó, bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình sẽ mang lại tổn thất về tài sản hoặc tinh thần cho bên có quyền. Cho nên, hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sẽ mang đến hậu quả bất lợi cho người này. Họ có thể phải gánh chịu hậu quả buộc phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ hoặc là bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.
Đó là trách nhiệm dân sự, một loại chế tài áp dụng cho người có hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình. Hiện nay thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ của mình nhưng không do lỗi của chính họ hoặc hoàn toàn dựa trên yếu tố khách quan mà bằng khả năng của mình họ không khắc phục, hạn chế được thiệt hai xảy ra cho bên có quyền. Do đó, pháp luật đã dự liệu những trường hợp sau bên có nghĩa vụ vi phạm có thể không phải chịu trách nhiệm.
– Xuất hiện sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Nếu xuất hiện sự kiện bất khả kháng làm cho bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu các nên thỏa thuận ngay cả khi xảy ra sự kiện bất khả kháng bên có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ của mình thì sự thỏa thuận được ghi nhận và thực hiện.
– Bên vi phạm nghĩa vụ chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Thông thường bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ trước bên có quyền.
Như vậy, việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo công việc đó, trong trường hợp không thực hiện được thì được coi là vi phạm nghĩa vụ và bên có nghĩa vụ có trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ chịu một hậu quả pháp lý nhất định có thể là tiếp tục thực hiện nghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm dân sự do không thực hiện một công việc phải thực hiện
Theo quy định tại Điều 281
“1. Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.
2. Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.“
Dựa trên quy định trên, chúng ta có thể thấy rằng khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định nghĩa vụ của một bên là công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện như sau: bên có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.
Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc được quy định như sau:
– Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.
– Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.
Theo đó, khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Như vậy, đối với trách nhiệm dân sự được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định gồm có các trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thực hiện, trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật, trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc, trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo đó căn cứ vào từng loại trách nhiệm mà có thể người vi phạm sẽ phải bị bồi thường thiệt hại hoặc tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ.