Trong suốt thời gian qua, Ủy ban nhân dân các cấp đã làm tốt nghĩa vụ trong việc tuyên truyền, tuyển chọn quân số trong quá trình nhận quân và giao quân. Vậy hiện nay pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc giao quân?
Mục lục bài viết
1. Quy định trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong việc giao quân:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, đã có những chế định cụ thể về trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong việc giao quân, cụ thể như sau:
1.1. Quy định về trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giao quân:
Nhìn chung thì căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 148/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi giao quân sẽ có một số trách nhiệm cụ thể sau đây:
– Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm trong việc trực tiếp thực hiện hoạt động sơ tuyển và xét duyệt đối với các công dân nhập ngũ, đảm bảo tính dân chủ và kết quả bầu cử một cách bình đẳng và công khai trong phạm vi mà mình quản lý, Ủy ban nhân dân xã sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng và chỉ tiêu trong việc giao quân theo đúng quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động báo cáo với chủ thể có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định gọi công dân nhập ngũ, tạm ngũ hoặc miễn gọi nhập ngũ theo quy định, bên cạnh đó thì ủy ban nhân dân xã còn có trách nhiệm lập hồ sơ nghiệp vụ quân sự đối với các công dân đủ điều kiện gọi nhập ngũ để bàn giao cho chủ thể có thẩm quyền đó là Ban chỉ huy quân sự cấp quận huyện;
– Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm trong việc đóng giữa các thông tin cần thiết và cung cấp một cách kịp thời về những vấn đề mới phát sinh của công dân nhập ngũ để chủ thể có thẩm quyền là Ban chỉ huy quân sự cấp quận huyện và đơn vị nhận quân biết và quản lý quân một cách có hiệu quả, có trách nhiệm trong việc phối hợp với các đơn vị nhận quân để giải quyết những quân nhân đào ngũ và thực hiện các hành vi vi phạm kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật.
1.2. Quy định về trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp quận, huyện trong việc giao quân:
Nhìn chung thì căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 148/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi giao quân sẽ có một số trách nhiệm cụ thể sau đây:
– Ủy ban nhân dân cấp quận có trách nhiệm trong việc trực tiếp chỉ đạo và tiến hành các hoạt động theo dõi, thực hiện trách nhiệm trong việc điều hành công tác tuyển quân trong phạm vi mà mình quản lý, tổ chức hoạt động tập huấn cho các đối tượng tham gia việc tuyển quân theo đúng quy định pháp luật, tiến hành hoạt động chỉ đạo trong quá trình sơ tuyển và xét duyệt một cách chặt chẽ, Phân công thành viên hội đồng nghĩa vụ quân sự chịu trách nhiệm theo dõi và chỉ đạo tại một số xã phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức có liên quan cùng với địa phương nơi được phân công chịu trách nhiệm về chất lượng và chỉ tiêu giao quân;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trong việc thành lập Hội đồng khám sức khỏe và các đoàn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự với mục đích đảm bảo đủ thành viên và đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị theo đúng quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động tổ chức địa điểm khám sức khỏe sao cho phù hợp, phân công rõ ràng trách nhiệm đối với các chủ thể tham gia xét duyệt và khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự để đảm bảo chất lượng khám tuyển và kết luận chính xác, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện trong quá trình khám sức khoẻ của quân nhân nhập ngũ;
– Ủy ban nhân dân cấp quận có trách nhiệm tổ chức xét duyệt việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ theo đúng quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có trách nhiệm trong việc chốt quân số và phát lệnh gọi nhập ngũ, có trách nhiệm hoàn chỉnh thủ tục và hồ sơ của công dân được gọi nhập ngũ, sau đó bàn giao đầy đủ cho đơn vị nhận quân;
– Ủy ban nhân dân cấp quận có trách nhiệm phát lệnh gọi khám sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự phù hợp với từng địa phương nhất định, chỉ tiêu nhập ngũ một người thì sẽ gọi khám sức khỏe không quá bốn người, phát lệnh gọi nhập ngũ dự phòng không quá 5% so với chỉ tiêu giao quân theo đúng quy định của cấp trên;
– Có trách nhiệm trong việc thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình công dân được gọi nhập ngũ với các đơn vị quân dân theo quy định của pháp luật, có nghĩa vụ trong việc nắm chắc và cung cấp số quân trang cho đơn vị nhận quân, tổng hợp báo cáo theo quy định của pháp luật;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trong việc tổ chức cấp phát một số mặt hàng quân trang cho các chiến sỹ mới trước ngày giao nhận quân, quá trình cung cấp quân trang phải đảm bảo sự thống nhất và đảm bảo đúng quy định theo từng quân, binh chủng, và phù hợp với điều kiện thời tiết, cũng như khí hậu của các vùng miền khác nhau.
1.3. Quy định về trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giao quân:
Nhìn chung thì căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 148/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi giao quân sẽ có một số trách nhiệm cụ thể sau đây:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc chỉ đạo công tác tuyển quân đạt chất lượng và hiệu quả, thực hiện tốt chính sách tuyên truyền và phổ biến cũng như nâng cao ý thức và trách nhiệm trong quần chúng nhân dân, tuyên truyền về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự trong quần chúng, và đặc biệt nhất là công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nghĩa vụ thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự đủ số lượng và đáp ứng đúng thành phần theo quy định, giao rõ trách nhiệm cho từng chủ thể trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, phát huy một cách tốt nhất vai trò và trách nhiệm của hệ thống chính trị ở địa phương dưới sự quản lý của mình, phát huy tối đa vai trò làm tham mưu của các cơ quan quân sự tại các cấp, và trách nhiệm của trưởng thôn trong việc tuyển quân;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc giao chỉ tiêu tuyển quân cho các địa phương cấp dưới, giao chỉ tiêu cho đơn vị phù hợp với từng địa phương nhất định và gắn với địa bàn động viên của đơn vị nhận quân, song song với đó là phải đảm bảo tất cả các xã phường đều có công dân nhập ngũ;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc thực hiện tuyển quân, tuyển người nào thì chắc người đó, đặc biệt là không bù đổi, không tổ chức khung thâm nhập;
– Có trách nhiệm trong việc chỉ đạo hội đồng nghĩa vụ quân sự và các ban ngành có liên quan trong việc theo dõi và hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra một cách tốt nhất quá trình thực hiện công tác tuyển quân;
– Giải quyết kịp thời các khiếu nại và tố cáo theo quy định của pháp luật, cùng với đó là xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm trong quá trình tuyển quân theo đúng quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động thông báo công khai và rộng rãi nhằm mục đích giáo dục, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, và chống lại các biểu hiện tiêu cực trong xã hội.
2. Tuyển quân nghĩa vụ quân sự ở cấp địa phương thì cơ quan nào có trách nhiệm bảo đảm chỉ tiêu của từng địa phương đó?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 148/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, có ghi nhận về trách nhiệm của các quân khu, cụ thể như sau:
– Các quân khu có trách nhiệm trong việc chỉ đạo và hướng dẫn, tiến hành hoạt động kiểm tra các đơn vị thuộc quyền thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định của pháp luật;
– Có trách nhiệm trong việc kiểm tra cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh làm tham mưu cho chủ thể có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các hội đồng nghĩa vụ quân sự thực hiện công tác tuyển quân theo đúng quy định của pháp luật, và phải đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng giao nhận;
– Tháng năm thì các quân khu cần phải chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương, hướng dẫn các đơn vị và trực tiếp tổ chức rút kinh nghiệm, sơ kết và tổng kết các công tác tuyển quân theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể thấy, chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh làm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo Hội đồng nghĩa vụ quân sự thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chỉ tiêu và đảm bảo chất lượng giao nhận, thuộc về trách nhiệm của các quân khu theo như phân tích ở trên.
Như vậy thì có thể thấy, theo như điều luật trên, việc tuyển quân nghĩa vụ quân sự ở cấp địa phương và đảm bảo chỉ tiêu là một trong những trách nhiệm của các quân khu.
3. Một số phương hướng nhằm thực hiện tốt công tác tổ chức giao quân:
Để chuẩn bị tốt cho công tác giao quân, thì các chủ thể cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
– Các cấp ủy và chính quyền cùng với các cơ quan quân sự tại địa phương cần phải quan tâm và chỉ đạo, thực hiện tốt các khâu vào các bước trong quy trình tuyển quân theo đúng quy định của pháp luật, hoạt động tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ cần phải được thực hiện theo đúng đường lối và chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và quy trình trong công tác tuyển quân;
– Các cơ quan quân sự tại địa phương nhất là cấp huyện, cần phải phát huy tốt nhất vai trò và trách nhiệm của mình, phối hợp chặt chẽ với các bộ ban ngành, và các đoàn thể tham mưu nhằm mục đích làm tốt công tác tuyên truyền và nâng cao giáo dục, ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, tăng cường các biện pháp và quản lý chặt chẽ hơn về số lượng, chất lượng của công dân trong diện sẵn sàng nhập ngũ;
– Các địa phương giao quân và đơn vị nhận quân cần phải thường xuyên gặp mặt và trao đổi, phối hợp chặt chẽ hơn trong các câu và các bước trong quy trình tuyển quân và giao quân, phải đảm bảo chỉ tiêu và chất lượng an toàn tuyệt đối. Các đơn vị nhận quân phải chủ động xây dựng kế hoạch và phương án tiếp nhận, xây dựng các phương án vận chuyển tân binh về đơn vị sao cho phù hợp và an toàn, chuẩn bị chu đáo rồi ăn gì và sinh hoạt cho các tân binh ngay từ ngày đầu về đơn vị.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2019;
– Thông tư 148/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.