Vi phạm hành chính là gì? Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính? Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan trong việc xử lý vi phạm hành chính? Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?
Có thể thấy, trong quá trình hoạt động thường ngày, các hành vi của chúng ta được điều chỉnh bởi các quy tắc ứng xử thuộc các lĩnh vực khác nhau như: dân sự, hình sự, hành chính. Việc vi phạm vào lĩnh vực hành chính có thể diễn ra nhiều hơn thông qua việc có rất nhiều người bị xử lý hành chính trong tham gia giao thông. Còn đối với các cấp, cơ quan thì vi phạm hành chính trong chính quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Vậy, trách nhiệm của cơ quan trong việc xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Luật sư
1. Vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước với nội dung là chấp hành và điều hành, các hành vi vi phạm sẽ phải bị xử lí theo quy định pháp luật.
Khoản 2 Điều 2
2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Như vậy, đối với nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm hành chính được
3. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong việc xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ theo Điều 18 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định
“Điều 18. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sau đây:
a) Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và kịp thời xử lý đối với vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Không được can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình theo quy định của pháp luật;
c) Không được để xảy ra hành vi tham nhũng của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do mình quản lý, phụ trách;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án
a) Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Xử lý kỷ luật đối với người có sai phạm trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;
c) Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính trong ngành, lĩnh vực do mình phụ trách theo quy định của pháp luật;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”
Theo đó, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác thực hiện trách nhiệm xử lý vi phạm hành chính trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính; không được phép can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính và liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm thuộc quyền quản lý của mình; xử lý kỷ luật đối với người sai phạm và xử lý kịp thời khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính. Đính chính lại những sai xót, sửa đổi , bổ sung hoặc hủy bỏ các quyết định ban hành của cấp dưới.
4. Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:
– Các cơ quan, bộ phận, ngành có thẩm quyền giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
– Người có thẩm quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.
– Người có thẩm quyền không áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với những người vi phạm theo quy định pháp luật.
– Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng theo quy định pháp luật.
– Áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
– Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
– Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
– Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra.
– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra. Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra.
– Tiết lộ thông tin, tài liệu về kết luận kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức. Không thực hiện kết luận kiểm tra.
– Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra.
– Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.
– Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
– Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra. Không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với các cơ quan, người có thẩm quyền bởi lẽ chỉ có cơ quan, người có thẩm quyền mới được phép xử phạt các hành vi vi phạm hành chính của người vi phạm. Có nhiều người đã làm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đòi tiền những người vi phạm nhưng lại bảo vệ, không xử lý theo đúng pháp luật đối với các cá nhân. Xử lý sai thẩm quyền của mình hoặc làm giả hồ sơ, sai hồ sơ áp dụng biện pháp hành chính.