Trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn được quy định củ thể tại Luật công đoàn năm 2012.
*Công đoàn là tổ chức được thành lập hợp pháp, nhân danh tập thể người lao động, mang tỉnh tự nguyện và tất yếu do người lao động lập ra, có địa vị pháp lý và cơ chế bảo đảm thực hiện, thay mặt cho tập thể lao động xác lập quan hệ và thực hiện các hành vi nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đảng của NLĐ theo quy định pháp luật”
1.1.2. Vai trò của tổ chức công đoàn.
Vai trò của một tổ chức là sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển. Đối với tổ chức công đoàn, vai trò của công đoàn là tác dụng của công đoàn đối với các thành viên của nó, với các đối tác khác trong quan hệ (Nhà nước, NSDLĐ…) thông qua đó mà phát huy tác dụng đối với toàn xã hội. Vai trò công đoàn là do vị trí của công đoàn và hoạt động thực tiễn của công đoàn quyết định. Sự tồn tại của công đoàn trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong thị trường lao động bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của công đoàn. Không có mối quan hệ lao động nào lại không chứa đựng yếu tố công đoàn. Sự tồn tại của công đoàn trong quan hệ lao động để nhằm cân bằng vị thế giữa người lao động và người sử dụng lao động. Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trong mối quan hệ ba bên, công đoàn thể hiện ý chí của mình đối với nhà nước trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động. Trong mối quan hệ hai bên, tổ chức công đoàn tham gia trong quá trình thương lượng tập thể, hành động công nghiệp, tham gia xây
dựng tiền lương,
và tiếp tục điều chỉnh quan hệ công đoàn phù hợp với điều kiện hiện nay. Các quốc gia đều thừa nhận công đoàn trong hệ thống pháp luật của nước mình. Các quốc gia có thể thừa nhận mô hình công đoàn là tổ chức công đoàn đơn nhất hoặc đa công đoàn, cũng có thể thừa nhận công đoàn khác tồn tại song song cùng với tổ chức công đoàn. Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia đã khẳng định vị trí, vai trò của công đoàn, mở rộng chức năng của công đoàn, mở rộng phạm vi chủ thể, tính chất hoạt động cũng như sự thừa nhận của pháp luật đối với công đoàn.
Như vậy, vai trò của tổ chức công đoàn là tác dụng của công đoàn đối với các chủ thể ở các phương diện khác nhau. Vai trò của công đoàn do vị trí của công đoàn và hoạt động thực tiễn của công đoàn quyết định. Mỗi thời kì khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau thì vai trò của công đoàn cũng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện chính trị, xã hội của từng quốc gia đó.
Vai trò của tổ chức công đoàn đối với NLĐ: Công đoàn là đại diện hợp pháp cho NLĐ, bảo đảm cho vị thế của NLĐ trong mối quan hệ với NSDLĐ. Giữ mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định giữa NLĐ với NSDLĐ nhằm bảo vệ tốt nhất cho các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.
Vai trò của tổ chức công đoàn đối với NSDLĐ: Công đoàn có vai trò hợp tác và tôn trọng NSDLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động ổn định, bền vững trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết giữa NLĐ và NSDLĐ, hạn chế tranh chấp lao động cũng như dung hòa lợi ích của người lao động với người sử dụng lao động trên tư cách là một chủ thể độc lập, trung gian giải quyết tranh chấp lao động. Đồng thời tạo động lực để phát triển bền vững quan hệ lao động và xây dựng đội ngũ lao động vững mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả lao động. Ở một số nước xã hội chủ nghĩa, công đoàn còn có vai trò giáo dục, vận động NLĐ góp phần nâng cao ý thức kỷ
Vai trò của tổ chức công đoàn đối với Nhà nước- xã hội: Trong mối quan hệ với nhà nước, công đoàn là một chủ thể có quyền tham gia bình đẳng với nhà nước trong việc hoạch định các chế độ, chính sách liên quan đến NLĐ như
chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hộ lao động… Tổ chức công đoàn tham gia trong mối quan hệ này trên cơ sở tham vấn, trao đổi và tham khảo khi nhà nước xây dựng chế độ cho NLĐ, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, bảo đảm xã hội trong thế ổn định, an toàn, bình ổn xã hội…
1.1.3. Bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ – Một hoạt động quan trọng thuộc chức năng của tổ chức công đoàn.
Chức năng của công đoàn được hiểu là những phương diện hoạt động chủ yếu của công đoàn. Với vị trí, vai trò của công đoàn, có thể xác định chức năng của công đoàn gồm:
Chức năng đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Chức năng đại diễn và tổ chức NLĐ tham gia quản lý kinh tế-xã hội, quản lý nhà nước.
Chức năng tổ chức, giáo dục, vận động NLĐ. Chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ là chức năng cơ bản, trọng tâm hàng đầu của tổ chức công đoàn trong cơ chế thị trường hiện nay. Sở dĩ xác định như vậy bởi lẽ lợi ích, trước hết là lợi ích vật chất là mục tiêu và động lực trực tiếp cho mọi hành vi của con người. Các Mác, người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học và cũng là người sáng lập ra Hội liên hiệp những người lao động quốc tế đã từng nói: “Tất cả những gì con người đấu tranh để giành lấy đều dính liền với lợi ích của họ”. Chính vì vậy, NLĐ gia nhập công đoàn trước hết và chủ yếu là để được chăm lo về đời sống, để được bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của họ sau mới đến vấn đề khác.
Hơn nữa, chức năng bảo vệ NLĐ được xác định là chức năng hàng đầu còn vì hiện nay ngày càng hình thành nhiều những chính sách hội nhập kinh tế, khuyến khích các thành phần kinh tế tự do kinh doanh, mở rộng các hình thức đầu tư nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Điều đó tất yếu dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn được quy định củ thể tại
Điều 20 Luật công đoàn năm 2012 quy định về quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như sau:
Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ hợp tác, phối hợp để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm của các bên theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
– Trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn:
1. Bảo đảm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động, công đoàn và quy định khác của pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn; phối hợp với Công đoàn chăm lo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
3. Lấy ý kiến của Công đoàn khi xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
4. Phối hợp và tạo điều kiện để Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn:
1. Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
2. Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.
4. Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
5. Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.
6. Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.
7. Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
8. Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động.
9. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.