Phương thức phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân? Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở?
Đối với con người thì một trong những điều quan trọng không thể nào bỏ qua trong quá trình sịnh sống và lập nghiệp là có một căn nhà để có nơi cứ trú, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt mỏi. Trong quá trình sinh sống và điều kiện sinh sống trong thời buổi kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu sửa chữa nhà cửa để phù hợp với nhu cầu sử dụng cua hộ gia đình, cá nhân. Bên cạnh đó thì để quản lý việc tu sửa, xây dựng mơi nhà cửa thì pháp luật đã có những quy định về trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình trong việc phát triển nhà ở.
Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân cần phải tuân thủ những điều luật về trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân được quy định cụ thể của
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật nhà ở năm 2014
1. Phương thức phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
Phát triển được hiểu theo một cách đơn giản nhất hiện nay là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật theo hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nhưng nếu hiểu biết sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện.
Phương thức phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn thực hiện xây dựng nhà ở theo các phương thức đó là: Việc các hộ gia đình, cá nhân tự tổ chức xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng hoặc được tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ xây dựng nhà ở; hoặc có thể hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở.
Phương thức phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị thực hiện xây dựng nhà ở theo các phương thức
Một là tự tổ chức xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng hoặc được tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ xây dựng nhà ở;
Hai là, thuê đơn vị, cá nhân có năng lực về hoạt động xây dựng để xây dựng nhà ở đối với trường hợp pháp luật về xây dựng yêu cầu phải có đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện xây dựng;
Ba là, cũn giống như phương thức của việc phát triển nhà ở khu vực nông thông đó là việc các hộ gia đình, cá nhân hợp tác cải tạo, chỉnh trang đô thị trong đó có nhà ở.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn phải phù hợp quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực nhà ở và bảo đảm yêu cầu vệ sinh, môi trường. Mặc dù, khu vực nông thôn có diện tích mặt bằng tương đối rộng, thoái mái trong việc thiết kế và xây dựng nhưng việc xây dựng vẫn phải đảm bảo vệ sinh, môi trường và phù hợp với kết cấu hạ tầng nông thôn.
Trên thực tế, trước áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức đáng báo động, công tác bảo vệ môi trường nông thôn đang đứng trước những thách thức lớn cụ thể như là: đất đai bị thoái hóa; chất lượng nguồn nước suy giảm mạnh; không khí bị ô nhiễm; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác không theo quy hoạch; khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ mất cân bằng sinh thái diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân; nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường nông thôn của các cấp, ngành và người dân ở nhiều nơi chưa đầy đủ.
2. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở
Trách nhiệm được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là việc người đó phải đảm bảo một kết quả phải xảy ra trong tương lai một cách chính xác và kịp thời (kể cả có ý thức hoặc vô ý thức). Nếu không hoàn thành trách nhiệm là mắc lỗi, và người đó phải gánh chịu hậu quả không tốt xảy ra do lỗi đó của mình. Do đó, việc phát triển nhà ở là trách nhiệm chung của hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện theo quy định tại Điều 47 Luật nhà ở năm 2014.
“Điều 47. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở
1. Phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục về cải tạo, xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Phải thực hiện các quy định về giữ vệ sinh, môi trường trong quá trình cải tạo, xây dựng nhà ở.
3. Phải bảo đảm an toàn cho người và tài sản của các hộ liền kề trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân nếu đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, để bán thì còn phải thực hiện các quy định tại Chương VIII của Luật này.
5. Thực hiện các trách nhiệm khác khi cải tạo, xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật”.
Yêu cầu về phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn và đô thị được quy định chi tiết tại Điều 42, Điều 43
Tại khu vực nông thôn phải phù hợp quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực nhà ở và bảo đảm yêu cầu vệ sinh, môi trường. Bên cạnh đó, thì pháp luật nhà ở hiện hành cũng có quy định đối với hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải kết hợp với việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống và phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất của từng khu vực, từng vùng, miền.
Việc xây dụng nhà của hộ gia đình và cá nhân chỉ được thực hiện trên phần đất của mình và nếu có biểu hiện về hành vi lấn chiếm đất của người khác thì sẽ bị sử lý theo như quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp xây dựng nhà ở trong dự án thì phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án đã được phê duyệt. Đối với khu vực yêu cầu phải có giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế thì phải tuân thủ đúng nội dung của giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Đối với việc khi các hộ gia đình, cá nhân bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở trong khu vực cần bảo tồn giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử theo như quy định tại pháp luật hiện hành thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí từ ngân sách trong việc này.
Chính vì thế mà việc đưa ra yêu cầu đối với việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn phải phù hợp quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực nhà ở và bảo đảm yêu cầu vệ sinh, môi trường có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường của cả nước. Một yêu cầu rất quan trọng nữa đó là việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải kết hợp với việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống và phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất của từng khu vực, từng vùng, miền. Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau mà có cách xây dựng nhà ở khác nhau nên việc xây dựng nhà ở này phải phù hợp với điều kiện và truyền thống của vùng miền đó. Sự phát triển bền vững nông thôn bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước ta.
Tại khu vực đô thị thì trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân muốn phát triển nhà ở thì trước hết đối tượng này phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, có nhà ở và được cải tạo, xây dựng lại theo quy định của pháp luật về xây dựng. Không những thế mà việc thay đổi kết cấu, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị. Đối với nhà ở yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải xây dựng theo giấy phép xây dựng. Song song với quá trình xây dựng, tu sửa thì việc xây dựng nhà ở phải bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, yêu cầu vệ sinh, môi trường, kiến trúc nhà ở và không làm ảnh hưởng đến công trình liền kề.
Thông qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã viết lên những trang sử hào hùng. Chính vì thế, việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải kết hợp với việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống và phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất của từng khu vực, từng vùng, miền. Việc đưa ra êu cầu này là vô cùng hợp lý nhằm bảo đảm truyền thống dân tộc cũng như bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của từng khu vực, từng vùng, miền khác nhau.Trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta đã tạo nên nhân cách con người Việt Nam với các giá trị đạo đức vô cùng phong phú được lưu truyền từ ngàn đời nay. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử các giá trị đạo đức này được lưu truyền qua các thế hệ, trở thành truyền thống tốt đẹp, là sức mạnh và động lực của dân tộc.