Trách nhiệm của công an làm mất chứng minh thư của người vi phạm. Tố cáo công an làm mất chứng minh thư của người vi phạm.
Trách nhiệm của công an làm mất chứng minh thư của người vi phạm. Tố cáo công an làm mất chứng minh thư của người vi phạm.
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào Luật Sư! Em xin trình bày trường hợp của em: Em thuê trọ nhưng chủ trọ không đăng ký tạm trú khi công an phường đến kiểm tra thì yêu cầu em trình giấy chứng minh nhân dân rồi giữ luôn không có lập biên bản và nói em hôm sau đến phường để nộp phạt với số tiền là 200.000 đồng. Em nộp phạt xong em xin nhận lại giấy chứng minh của em thì cán bộ thụ lý bảo là giấy chứng minh của em bị thất lạc (mất). Như vậy Luật sư cho em hỏi là cán bộ đó làm đúng hay sai, em có thể yêu cầu cán bộ đó có trách nhiệm với việc đã làm mất chứng minh của em không? Nếu được thì thủ tục ra sao và gửi đến cơ quan nào? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Trong trường hợp này, việc tạm giữ chứng minh nhân dân được quy định cụ thể tại điểm a Khoản 2 Điều 10 và Điều 12 Nghị định 05/1999/NĐ-CP như sau:
2- Chứng minh nhân dân của công dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau :
a) Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữ Chứng minh nhân dân;
…
Công dân được nhận lại Chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Điều 12. Khiếu nại, tố cáo
Công dân, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về việc cấp, quản lý và sử dụng Chứng minh nhân dân.
Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong trường hợp này, bạn có quyền nhận lại Chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính. Nhưng cán bộ phường lại làm mất chứng minh thư của bạn thì cán bộ đó đã có hành vi hành chính trái pháp luật. Do vậy, bạn có quyền khiếu nại cá nhân đã có hành vi vi phạm hành chính, thủ tục khiếu nại được tiến hành theo quy định tại Luật khiếu nại 2011 như sau:
Bước 1. Bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật. Thành phần hồ sơ khiếu nại gồm:
+ Đơn khiếu nại (có thể viết tay hoặc theo mẫu quy định);
+ Các giấy tờ liên quan đến nội dung khiếu nại. (biên bản vi phạm, quyết định xử phạt, biên bản tạm giữ chứng minh nhân dân,…)
Bước 2. Nộp hồ sơ tại cơ quan nơi công an thu giữ chứng minh thư của làm việc.
Công chức tiếp dân có trách nhiệm tiếp nhận đơn, kiểm tra tính pháp lý và nội dung vụ việc.
+ Nếu đã đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật, viết phiếu hẹn ngày đến giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu, hoặc không đúng thẩm quyền thì công chức tiếp dân hướng dẫn để người khiếu nại gửi đơn đến đúng nơi quy định.
Bước 3. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ban hành quyết định thụ lý giải quyết vụ việc và thông báo cho người khiếu nại biết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Bước 4. Người khiếu nại nhận quyết định giải quyết khiếu nại tại Phòng tiếp dân nơi đã nộp đơn khiếu nại.
-Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.