Xuất khẩu lao động là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Vậy trách nhiệm của các bên khi người xuất khẩu lao động chết được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm của các bên khi người xuất khẩu lao động chết:
1.1. Trách nhiệm của bên Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:
Khoản 2 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 15, khoản 1 của Điều 16, các điều 17, 18, 19, 20, 27, 28 và Điều 29 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
– Đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp dịch vụ thông tin về người đại diện theo pháp luật; danh sách về các nhân viên nghiệp vụ; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định về giao nhiệm vụ cho chi nhánh và cập nhật khi mà có sự thay đổi về những nội dung này; văn bản của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có chấp thuận về việc chuẩn bị nguồn lao động; thông tin đầy đủ, chính xác về số lượng, về tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo các nội dung hợp đồng cung ứng lao động; danh sách người lao động tham gia chuẩn bị nguồn và được tuyển chọn;
– Cam kết bằng văn bản việc ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia vào hoạt động chuẩn bị nguồn của doanh nghiệp; trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng các cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động sau khi mà đã tham gia chuẩn bị nguồn do doanh nghiệp tổ chức thì sẽ phải bồi thường theo thỏa thuận; quảng cáo, tư vấn, thông báo tuyển chọn, cung cấp các thông tin chính xác với người lao động và chính quyền địa phương ở tại nơi tuyển chọn về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, các quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo nội dung hợp đồng cung ứng lao động; trực tiếp thực hiện tuyển chọn và không được thu tiền của người lao động về việc tuyển chọn; thực hiện đúng những nội dung đăng ký hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận;
– Tổ chức và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động trước khi mà đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; hướng dẫn người lao động, tham gia bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Cam kết bằng văn bản về thời gian chờ xuất cảnh sau khi mà người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài với thời hạn là không quá 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển; trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng các cam kết về thời gian chờ xuất cảnh thì phải bồi thường theo thỏa thuận và hoàn trả những chi phí mà người lao động đã chi trả trừ trường hợp bất khả kháng;
– Tổ chức quản lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài; phải có nhân viên nghiệp vụ đủ năng lực quản lý và hỗ trợ người lao động ở nước ngoài theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; phải cung cấp trợ giúp pháp lý trong trường hợp người lao động cần đến hỗ trợ pháp lý khi bị lạm dụng, bị bạo lực hoặc phân biệt đối xử trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
– Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan của nước tiếp nhận lao động giải quyết tranh chấp liên quan đến những người lao động; giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp người lao động bị chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc là bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị hoặc tình trạng khẩn cấp.
Theo đó, trách nhiệm của bên Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi người xuất khẩu lao động chết đó chính là thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan của nước tiếp nhận lao động giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp người lao động chết. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 và Điều 19 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước thì Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi người xuất khẩu lao động chết còn có các trách nhiệm sau:
– Thực hiện thủ tục để thân nhân người lao động bị chết hưởng chế độ tử tuất nếu người xuất khẩu lao động đã chết thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp phải đưa thi hài, di hài của người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài khi bị phá sản, không có khả năng để thanh toán chi phí và người lao động không được bảo hiểm chi trả.
1.2. Trách nhiệm của bên Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì những người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
– Tuân thủ về pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Giữ gìn và phát huy về truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam;
– Tôn trọng các phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động;
– Đoàn kết với những người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
– Hoàn thành các khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
– Nộp tiền dịch vụ, thực hiện việc ký quỹ theo quy định của pháp luật
– Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ
– Tuân thủ sự quản lý, sự điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo
– Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Về nước đúng thời hạn sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
– Phải thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi mà đã về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
– Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Thực hiện đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Theo đó, một trong những Trách nhiệm của bên Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đó chính là bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo pháp luật của nước tiếp nhận lao động.
Như vậy, nếu như người xuất khẩu lao động chết do có vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động thì sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký.
2. Thân nhân người xuất khẩu lao động chết có được hỗ trợ:
Căn cứ Điều 14 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước thì thân nhân người xuất khẩu lao động chết sẽ được Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ hỗ trợ với số tiền là 40.000.000 đồng/trường hợp. Khi đó, Đại diện thân nhân của người xuất khẩu lao động đã chết (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh/chị/em ruột) hoặc người được thân nhân của người xuất khẩu lao động chết ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của thân nhân của người xuất khẩu lao động chết gửi giấy đề nghị hỗ trợ rủi ro tới Cơ quan điều hành Quỹ để đề nghị được hưởng hỗ trợ. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ rủi ro, khi đó Cơ quan điều hành Quỹ kiểm tra, đối chiếu hồ sơ và thực hiện việc hỗ trợ cho thân nhân người xuất khẩu lao động chết. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước;
– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.