Các chủ thể có liên quan đến việc thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ: Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án,...
Xuất phát từ bản chất tư pháp – hành chính và tính xã hội rộng lớn của hoạt động thi hành án treo, cải tạo không giam giữ nên có nhiều chủ thể tham gia trong quá trình thi hành án. Mỗi chủ thể có quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, song đều có chung mục đích là cảm hóa, giám sát, giáo dục, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để người chấp hành án cải tạo tốt, trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Đảm bảo việc tái hòa nhập cộng đồng đạt hiệu quả cao đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ.
Mục lục bài viết
1. Tòa án nhân dân :
Theo
(1) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án; Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tòa án được ủy thác phải ra quyết định thi hành án.
(2) Gửi trích lục bản án, quyết định thi hành án cho người được hưởng án treo hoặc người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; Viện kiểm sát cùng cấp; cơ quan THAHS – Công an cấp huyện hoặc cơ quan THAHS cấp quân khu nơi người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đang cư trú, làm việc; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
(3) Quyết định miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc rút ngắn thời gian thử thách án treo và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
(4) Tổ chức phiên họp để xem xét, quyết định việc buộc người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ theo Luật THAHS phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
(5) Cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho người đã chấp hành xong án treo, cải tạo không giam giữ thuộc những trường hợp quy định tại Điều 71, 72 BLHS 2015.
(6) Chuyển tài liệu xin xóa án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp đối với những trường hợp xóa án tích do Tòa án quyết định.
(7) Được cơ quan THAHS – Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo, chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ.
(8) Được cơ quan THAHS – Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu
(9) Các cơ quan thi hành án phải báo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành.
(10) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.
(10) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về THAHS theo thẩm quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác.
2. Viện kiểm sát nhân dân:
Theo
(1) Được nhận quyết định thi hành án, trích lục bản án; quyết định miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo của Tòa án.
(2) Được Tòa án cùng cấp
(3) Được cơ quan THAHS – Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quận khu thông báo bằng văn bản về việc người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ chuyển đến nơi cư trú mới.
(4) Xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án.
(5) Được Tòa án chuyển tài liệu xin xóa án tích để phát biểu ý kiến bằng văn bản đối với những trường hợp xóa án tích do Tòa án quyết định.
(6) Yêu cầu Tòa án cùng cấp và cấp dưới ra quyết định thi hành án treo, cải tạo không giam giữ đúng quy định; yêu cầu Tòa án cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên đến việc thi hành án treo và cải tạo không giam giữ. quan
(7) Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án.
(8) Kháng nghị với Tòa án, cơ quan THAHS cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức, đơn vị có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, yêu cầu chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong thi hành án nếu có.
3. Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ theo quy định của pháp luật:
Luật THAHS năm 2019 vẫn giữ nguyên hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án treo, cải tạo không giam giữ như Luật THAHS 2010, gồm 3 loại: (1) cơ quan quản lý THAHS; (2) cơ quan THAHS; (3) cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS, bao gồm UBND cấp xã và đơn vị quân đội cấp trung đoàn hoặc tương đương.
– Cơ quan quản lý THAHS: Bao gồm cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Công an và cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Quốc phòng đây là những đầu mối ở trung ương giúp Chính phủ quản lý về công tác THAHS nói chung và thi hành án treo, cải tạo không giam giữ nói riêng. Theo quy định tại Điều 12, 195 Luật THAHS và Quyết định số 3057/QĐ-BCA ngày 12/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về cơ quan quản lý THAHS và cơ quan THAHS trong Công an nhân dân, thì Tổng cục Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tư pháp là cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Công an. Theo quy định tại Điều 13, 196 Luật THAHS và Quyết định số 139/2004/QĐ-BQP ngày 08/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về tổ chức và nhiệm vụ của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân, thì Cục Điều tra hình sự đang thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Quốc phòng.
Hiện nay, hệ thống cơ quan làm nhiệm vụ THAHS thuộc Bộ Công an được tổ chức ở 3 cấp, gồm: (1) Tổng cục THAHS và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an; (2) Phòng Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tư pháp, Trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh; (3) Cơ quan THAHS và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an cấp huyện.
Hệ thống cơ quan làm nhiệm vụ THAHS thuộc Bộ Quốc phòng được tổ chức ở 2 cấp, gồm: (1) Cục Điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; (2) Phòng Điều tra hình sự thuộc quân khu, quân đoàn. Ngoài ra, các đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương đang làm nhiệm vụ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ với tư cách là cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án theo quy định của Luật THAHS.
Cơ quan quản lý THAHS có một số nhiệm vụ, quyền hạn như sau: (1) Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về THAHS; Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về THAHS; Tổng kết công tác THAHS; (2) Kiểm tra công tác THAHS; (3) Quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án; (4) Trực tiếp quản lý các trại giam; (5) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo; (6) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về THAHS theo quy định của Luật THAHS; (7) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.
Cơ quan THAHS gồm: cơ quan THAHS công an cấp tỉnh; cơ quan THAHS Công an cấp huyện; cơ quan THAHS cấp quân khu. Đây là những cơ quan có liên quan trực tiếp đến công tác thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động sau khi Luật THAHS 2010 ra đời và ngày càng phát triển cho đến nay; góp phần tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, quản lý và tăng cường hiệu quả của công tác THAHS.
Cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ như: (1) giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn cấp tỉnh, bao gồm: chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác THAHS đối với Công an cấp huyện; tổng kết công tác THAHS và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Công an; (2) Tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án của Tòa án lập hồ sơ, danh sách và bàn giao xuống địa phương nơi người chấp hành án cư trú để thực hiện việc chấp hành án; (3) Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét việc xét giảm thời gian thử thách; miễn hình phạt hoặc đình chỉ thi hành án đối với các trường hợp người chấp hành án chết; (4) Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách và chấp hành xong hình phạt; (5) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về THAHS và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật THAHS.
Cơ quan THAHS – Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu có nhiệm vụ, quyền hạn tương tự như cơ quan THAHS – Công an cấp tỉnh chỉ khác ở thẩm quyền. Cơ quan THAHS – Công an cấp tỉnh thực hiện việc chỉ đạo, kiểm tra cấp huyện thì cơ quan THAHS – Công an cấp huyện thì hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo kiểm tra đối với cấp xã. Đối với cơ quan THAHS cấp quân khu thì giúp Tư lệnh quân khu quản lý, chỉ đạo công tác THAHS trên địa bàn quân khu và tương đương.
Đối với công tác quản lý, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, 02 cơ quan trên có các nhiệm vụ cụ thể: (1) Tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án, các tài liệu có liên quan do Tòa án chuyển giao lập hồ sơ và tổ chức thi hành án đối với người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ; (2) Triệu tập người chấp hành án, người đại diện hợp pháp của người chấp hành án là người chưa thành niên đến trụ sở UBND xã nơi người đó cư trú để tiến hành bàn giao hồ sơ và người chấp hành án cho địa phương thực hiện việc giám sát, giáo dục; người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ phải có mặt tại UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội nơi người đó làm việc để cam kết việc chấp hành án và lập hồ sơ thi hành án; (3) Quyết định buộc người chấp hành án cải tạo không giam giữ phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng; (4) Hướng dẫn nghiệp vụ UBND cấp xã; chỉ đạo, kiểm tra công an xã trong việc giúp UBND xã thực hiện nhiệm vụ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; (5) Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách của án treo, chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ và gửi cho người chấp hành án, UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở; (6) Lập hồ sơ và đề nghị
Cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS, gồm UBND cấp xã và đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người hưởng án treo và người chấp hành án cải tạo không giam giữ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau: (1) Tiếp nhận hồ sơ và người chấp hành án; tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; (2) UBND xã có thông báo đề nghị công an xã phối hợp trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án; công an xã sẽ phân công một đồng chí cán bộ trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; (3 Yêu cầu người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật; (4) Biểu dương người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có nhiều tiến bộ hoặc lập công; (5) Giải quyết cho người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được vắng mặt ở nơi cư trú; (6) Phối hợp với cơ quan thi hành án dân thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo quyết định của Tòa án để sung quỹ nhà nước hoặc báo cáo cơ quan THAHS – Công an huyện về việc người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ mất việc làm để cơ quan THAHS – Công an huyện xem xét quyết định buộc người chấp hành án thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng; (7) Phối hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó; (8) Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo; giảm, miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; Báo cáo cơ quan THAHS có thẩm quyền tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án buộc người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo; (9) Nhận xét bằng văn bản và lưu vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành án của người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ khi người đó chuyển đi nơi khác; (10) Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan THAHS có thẩm quyền về kết quả thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; (11) Lập hồ sơ kiểm điểm và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; (12) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ theo quy định của Luật THAHS.
Như vậy, so với Luật THAHS 2010 thì các quy định về các cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ ở Luật THAHS 2019 dương như là không thay đổi. Qua đó có thể thấy hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án treo, cải tạo không giam giữ về cơ bản là đã đầy đủ để thực hiện tốt chức năng quản lý, giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ tại nơi cư trú. Bên cạnh đó, Luật THAHS 2019 cũng có những điểm mới tiến bộ bổ sung cho Luật THAHS 2010 trong lĩnh vực thi hành án treo, cải tạo không giam giữ để tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn cho UBND phường trong công tác giám sát, giáo dục người chấp hành án như:
Hằng tháng thực hiện việc nhận xét bằng văn bản đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ lưu hồ sơ giám sát, giáo dục (trước đây là 3 tháng/ 1 lần).
– Lập hồ sơ vi phạm nghĩa vụ của người được hưởng án treo, báo cáo cơ quan có thẩm quyền đối với những trường hợp vi phạm nghĩa vụ để buộc người được hưởng án treo chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo. Đây là quyền hạn mới của UBND xã căn cứ vào quá trình giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án trên thực tế, đảm bảo răn đe đối với những trường hợp không chấp hành nghĩa vụ theo quy định Luật THAHS.
– Báo cáo cơ quan THAHS – Công an huyện xem xét, quyết định buộc người chấp hành án cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc mất việc làm trong quá trình chấp hành án dẫn đến không thực hiện được việc khấu trừ thu nhập hằng tháng phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng.
– Ngoài ra UBND xã có quyền trực tiếp triệu tập người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ lên để thực hiện việc lập hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục sau khi nhận được quyết định thi hành án từ Tòa án trong thời hạn 03 ngày làm việc và báo cáo cơ quan THAHS – Công an huyện trong trường hợp cơ quan THAHS Công an huyện không thực hiện đúng theo quy định Điều 85, 97 Luật THAHS. Trước đây, UBND xã chỉ thụ động nhận hồ sơ từ cơ quan THAHS – Công an huyện rồi mới tiến hành các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
– UBND xã được Công an xã tham mưu, trực tiếp giúp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. Trước đây, Công an xã chỉ tham mưu, đôi khi đứng ngoài cuộc trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án. Nay Luật THAHS quy định cụ thể trực tiếp giúp UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này đảm bảo việc quản lý công dân trên thực tế cũng là do Công an xã, phường, thị trấn quản lý. Tuy nhiên, UBND phường cũng cần có thông báo đề nghị phối hợp trong việc quản lý người thi hành án bởi trách nhiệm chính trong việc quản lý, giám sát, giáo dục vẫn thuộc về UBND xã.
– Ngoài ra, UBND xã cũng không phải phân công người giám sát giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ nữa. Việc phân công người giám sát, giáo dục thuộc về Công an xã theo Thông tư 84/2019/TT-BCA ngày 31/12/2019. Điều này cũng giảm tải một phần công việc cho UBND xã trong việc quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ.