Bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu Trách nhiệm công vụ là trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước hành động phải phù hợp với quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước những hậu quả do không thực hiện hay thực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình.
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm công vụ là gì?
Công vụ là lao động đặc thù của công chức trong bộ máy nhà nước, nhân danh quyền lực công để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, quan niệm này cũng có thể diễn đạt một cách khác: công vụ mang tính pháp lý chặt chẽ, do đội ngũ Cán bộ Công chức thực hiện nhằm triển khai các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của quốc gia.
Ở Việt Nam, các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội là một hệ thống chính trị thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giữa các cơ quan này luôn có sự liên thông trong sử dụng nguồn nhân lực. Do đó, công vụ không chỉ thuần túy là hoạt động của công chức nhân danh quyền lực công mà còn được hiểu là các hoạt động trong phạm vi rộng hơn. Theo đó, công vụ là các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. Cán bộ Công chức khi tham gia hoạt động công vụ phải tuân thủ các nghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện đúng quyền hạn được giao. Để đạt được điều đó, bên cạnh năng lực, trình độ, Cán bộ Công chức còn phải hội đủ phẩm chất, đạo đức và cả trách nhiệm công vụ.
trách nhiệm công vụ là khái niệm thể hiện trên cả hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Theo khía cạnh tích cực, trách nhiệm công vụ thể hiện phạm vi các yêu cầu cụ thể của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật về nội dung nhiệm vụ và phẩm chất của Cán bộ Công chức khi thực thi công vụ.
Theo nghĩa tiêu cực, là sự gánh chịu hậu quả pháp lý do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ. Nội hàm khái niệm trách nhiệm công vụ còn thể hiện yêu cầu của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp đối với Cán bộ Công chức về tính chủ động sáng tạo trong hoạt động thực thi công vụ. Do đó, có thể hiểu: “Trách nhiệm công vụ là một khái niệm mang tính chất chính trị, đó là việc cán bộ, công chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó. Trách nhiệm trong hoạt động công vụ của công chức có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả hoạt động công vụ”1.
Từ phương diện chính trị – xã hội, trách nhiệm công vụ có mục đích bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật. Về phương diện pháp luật – hành chính, trách nhiệm công vụ thể hiện yêu cầu bắt buộc của chủ thể quyền lực là nhân dân đối với cơ quan, cá nhân được ủy quyền. Từ phương diện pháp luật, trách nhiệm công vụ tích cực là yếu tố chủ yếu, quan trọng nhất trong việc thực hiện quy phạm pháp luật, pháp chế, nhưng trên thực tế, trách nhiệm công vụ ở khía cạnh tiêu cực lại là vấn đề được chú ý nhiều hơn.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm công vụ theo những trường nghĩa như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm công vụ được hiểu như là nghĩa vụ phải thực hiện nhiệm vụ được giao đến cùng, không thể thoái thác hoặc trao lại cho ai khác. Nó là nguyên tắc của công vụ, buộc người công chức phải gắn mình với thực hiện công vụ cho đến khi có kết quả. Căn cứ vào Luật Cán bộ công chức quy định:
“Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
Điều 28. Nội dung đánh giá cán bộ
1. Cán bộ được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
d) Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
đ) Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Không chỉ Luật cán bộ, công chức mà Bộ Luật hình sự cũng ghi:
Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
Các
“Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
“1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Theo những quy định này trách nhiệm công vụ được hiểu là sự ràng buộc sức lực, tinh thần, danh dự, số phận với nhiệm vụ. Đó là sự gắn bó, phụ thuộc của chủ thể vào hành vi của mình. Trách nhiệm được hiểu như thế trở thành tiêu chí của đạo đức công chức. Khi nhận xét một công chức có trách nhiệm với công việc, nghĩa là đã đánh giá công chức đó có đạo đức công chức, đáng tin cậy, thậm chí đáng được khen ngợi, biểu dương. Người bị coi là thiếu trách nhiệm là người không có tinh thần, thái độ gắn bó, ràng buộc mình với công việc, không thấy nghĩa vụ của mình phải hoàn thành công việc. Thậm chí thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị coi là một tội.
Thứ hai, trách nhiệm công vụ được hiểu là sự thiệt hại hay hậu quả bất lợi mà một người không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải gánh chịu. Theo nghĩa này, bất kỳ ai cũng phải chịu trách nhiệm tùy theo tư cách và vị trí của mình trong quan hệ xã hội nhất định. Công dân có thể chịu trách nhiệm dân sự trong quan hệ dân sự, có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi phạm tội. Trong Bộ luật Hình sự, trách nhiệm hình sự được hiểu là những hình thức thiệt hại mà cơ quan xét xử tuyên buộc một cá nhân phạm tội phải gánh chịu như tử hình, ngồi tù,… Tương tự như vậy, trong quan hệ hành chính, khi thi hành công vụ, công chức phải chịu trách nhiệm công vụ, trong đó có hình thức kỷ luật do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền tuyên buộc với các mức khác nhau như: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc. Theo nghĩa này, đây là sự tổn thất phải gánh chịu, trách nhiệm công vụ khó khả thi. Các cơ quan, tổ chức nhà nước rất khó buộc một công chức phải chịu một hình thức thiệt hại khi người đó không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt nhiệm vụ.
Trách nhiệm công vụ tiếng anh là: “Public responsibility”.
2. Trách nhiệm của công chức khi thi hành công vụ:
Ðiều 9 Luật Cán bộ, công chức quy định:
“Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách và quy định pháp luật nhằm nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại, có phẩm chất đạo đức, có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong cải cách nền hành chính nhà nước, đổi mới chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này trong giai đoạn hiện nay, cần phải xây dựng được những tiêu chí cơ bản để xác định trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức:
Thứ nhất, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực thi công vụ
Cán bộ, công chức không chỉ có nghĩa vụ chấp hành chủ trương, chính sách chung của Đảng và pháp luật của Nhà nước, mà trong quá trình thực thi công vụ phải nghiên cứu kỹ các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực công tác của cá nhân để có thể áp dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Điều này xuất phát từ vị trí, vai trò là công bộc của dân của người cán bộ, công chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: cán bộ, công chức là người trực tiếp đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân hiểu và thi hành; đồng thời là người nắm tình hình của dân để báo cáo với Đảng, với Chính phủ để hiểu rõ, để ban hành chính sách cho đúng. Đây là một trong những nghĩa vụ của cán bộ, công chức, được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Cán bộ, công chức: “Cán bộ, công chức có nghĩa vụ phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước”. Điều 34 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định, mỗi cán bộ, công chức đều có trách nhiệm “tích cực tìm hiểu, học tập pháp luật; tham gia các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật. Chủ động, tích cực kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ”.
Thứ hai, thực hiện đúng bổn phận, trách nhiệm của cán bộ, công chức.
Trong quá trình thực thi công vụ, nếu cán bộ, công chức không thực hiện đúng bổn phận, trách nhiệm của mình thì không những hiệu quả của hoạt động công vụ không đạt được, mà còn có thể gây tác động tiêu cực đến cơ quan và của cả nền công vụ.Bổn phận, trách nhiệm của cán bộ, công chức đã được quy định tương đối cụ thể trong Luật Cán bộ, công chức với các nội dung: nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân (Điều 8); nghĩa vụ trong thi hành công vụ (Điều 9); những điều cán bộ, công chức không được làm (Mục 4). Thực hiện đúng bổn phận, trách nhiệm của cán bộ, công chức có mối liên hệ mật thiết với kết quả hoạt động công vụ. Trách nhiệm, bổn phận thực thi công vụ của cán bộ, công chức là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, kết quả hoạt động công vụ. Vì vậy, cán bộ, công chức cần nhận thức và hiểu rõ được quyền, nghĩa vụ, những điều được phép hoặc không được phép làm trong quá trình thực thi công vụ, thực hiện đúng chức trách của mình trong các mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, với tổ chức, công dân.
Thứ ba, tuân thủ các quy định về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp
Có thể nêu ra những chuẩn mực cụ thể trong đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có tinh thần trách nhiệm cao với công việc; luôn chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinh thần sáng tạo trong thi hành công vụ; có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao đạo đức của cán bộ, công chức. Người cho rằng: người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Việc tuân thủ đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cho cán bộ, công chức ý thức rõ trách nhiệm của mình, tránh tình trạng lạm quyền, đảm bảo sự công tâm, minh bạch, không vụ lợi trong quá trình thực thi công vụ. Ngoài việc tuân thủ nghiêm các chuẩn mực đạo đức công vụ, mỗi cán bộ, công chức cần phải thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là một loại đạo đức xã hội đặc thù, liên quan đến hoạt động của các loại nghề nghiệp khác nhau, có quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp, là ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với hành vi của mình trong quan hệ nghề nghiệp với người khác, với xã hội.
Thứ tư, tôn trọng tổ chức, công dân trong quá trình giải quyết công việc
Muốn nâng cao trách nhiệm công vụ thì khi giao một công vụ, nhất là công vụ có ý nghĩa quan trọng, phải trao quyền hạn rõ ràng, những nguồn lực cần thiết, tương xứng; nêu rõ ràng kết quả chủ yếu của công vụ cần phải đạt được. Nói cách khác, khi giao một công vụ, giữa công chức và người giao nhiệm vụ phải xác định một “hợp đồng”, trên cơ sở đó, mới có thể đánh giá khách quan mức độ hoàn thành hay khuyết điểm để áp dụng một hình thức cụ thể của trách nhiệm công vụ. Thái độ đúng mực của cán bộ, công chức trong quá trình làm việc sẽ góp phần tạo dựng uy tín, hình ảnh của cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức; tôn trọng công dân và tổ chức trong quá trình thực thi công vụ là biểu hiện cụ thể của mục tiêu cuối cùng của nền công vụ là phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Việc tôn trọng tổ chức, công dân trong quá trình thực thi công vụ thể hiện ở các khía cạnh: phải lắng nghe ý kiến của tổ chức, công dân; trong quá trình giao tiếp, làm việc với tổ chức, công dân phải thể hiện thái độ đúng mực, có tinh thần cầu thị; sẵn sàng chịu sự giám sát của tổ chức, công dân. Trong các cơ quan nhà nước, đối với những công vụ có tính thường xuyên, lặp đi lặp lại hằng ngày thì cần mô tả công việc cụ thể, với yêu cầu tương xứng về năng lực, trình độ của công chức, với yêu cầu đầu ra cụ thể, với lợi ích mà người công chức đáng được hưởng và những thiệt hại sẽ phải gánh chịu nếu không hoàn thành theo yêu cầu.
3. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung chế định kỷ luật Cán bộ công chức:
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, chế định kỷ luật Cán bộ công chức ở nước ta đang bộc lộ những bất cập, cần được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng sau:
Thứ nhất, sớm có văn bản hướng dẫn việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Cán bộ công chức
Về xử lý các vi phạm kỷ luật đối với Cán bộ công chức, Luật Cán bộ công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung 2019 đã có những thay đổi quan trọng. Theo Luật này, các hình thức kỷ luật đối với cán bộ và đối với công chức đã được phân biệt cụ thể, đồng thời không có hình thức kỷ luật hạ ngạch nhưng thêm hình thức kỷ luật giáng chức. Luật Cán bộ công chức năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010, Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Cán bộ công chức, nhưng sự chậm trễ trong việc ban hành đã dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết xử lý kỷ luật đối với những Cán bộ công chức có hành vi vi phạm kỷ luật.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về xử lý trách nhiệm vật chất đối với Cán bộ công chức.
Việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với Cán bộ công chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2006 của Chính phủ. Nghị định này được ban hành trên cơ sở của Pháp lệnh Cán bộ công chức năm 1998, và những sửa đổi bổ sung của Pháp lệnh này. Đến nay, Luật Cán bộ công chức năm 2008 thay thế Pháp lệnh năm 1998 và được sửa đổi bổ sung năm 2019 nhưng Nghị định số 118/2006/NĐ-CP quy định về xử lý trách nhiệm vật chất đối với Cán bộ công chức chậm được sửa đổi, bổ sung. Tình trạng này đã dẫn đến sự lúng túng khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý trách nhiệm vật chất đối với Cán bộ công chức khi có sự việc xảy ra.
Thứ ba, cần hướng dẫn cụ thể về những đối tượng áp dụng chế độ kỷ luật đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ công chức năm 2008 thì những người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập là công chức. Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 3
Như vậy, cần có sự hướng dẫn thống nhất đối tượng nào trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập là công chức và đối tượng nào là viên chức quản lý, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chế độ kỷ luật đối với các đối tượng này
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019;
–
– Nghị định 208/2013/NĐ-CP;
– Nghị định số 118/2006/NĐ-CP .