Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm khi tai nạn giao thông xảy ra là bồi thường thiệt hại. Vậy người dân có phải bồi thường tai nạn giao thông khi không có lỗi không?
Mục lục bài viết
1. Có phải bồi thường tai nạn giao thông khi không có lỗi không?
Tai nạn giao thông là một trong những vấn đề quen thuộc, thường bắt gặp trong thực tiễn đời sống. Khi tai nạn giao thông xảy ra, người ta sẽ chú trọng đến yếu tố lỗi và thiệt hại. Theo đó, các bên sẽ dựa vào tỷ lệ tổn thương, hoặc thiệt hại tài chính mà mình gặp phải để yêu cầu bên còn lại thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Hay nói cách khác, bồi thường khi gây tai nạn giao thông là trách nhiệm mà mỗi cá nhân cần phải đảm bảo tuân thủ thực hiện.
Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều trường hợp, nạn nhân lại là người có lỗi khi tham gia giao thông. Lúc này, một câu hỏi được đặt ra, là các cá nhân có phải bồi thường tai nạn giao thông khi không có lỗi không?
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Tức theo quy định tại điều luật này, trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng (yếu tố khách quan), hoặc do lỗi hoàn toàn của nạn nhân mà không phải của chủ thể liên quan đến sự việc tai nạn, thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tại trường hợp này, người ta xét đến yếu tố “lỗi” trong việc xác định hành vi và áp dụng mức xử phạt. Nếu không có lỗi, các cá nhân (được xét là người gây thiệt hại đối với nạn nhân), sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
– Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
+ Nguyên tắc 1: Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Nguyên tắc 2: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
+ Nguyên tắc 3: Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
+ Nguyên tắc 4: Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
+ Nguyên tắc 5: Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Theo quy định của điều luật trên, thì khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Do đó, có thể khẳng định, người dân không phải bồi thường tai nạn giao thông khi không có lỗi.
Ví dụ: Ngày 10/8/2021, Anh Nguyễn Văn B (30 tuổi), đang di chuyển trên đường bằng xe máy thì xảy ra va quẹt với hai thanh niên là Nguyễn Văn M và Trần Văn C (lai nhau), khiến M và C bị thương nặng. Anh B đi đúng phần đường, đi đúng tốc độ, không mắc lỗi không quan sát, vượt đèn đỏ hay xi nhan. Lỗi của sự việc là do M điều khiển xe máy (chở C) phóng nhanh, lạng lách đánh võng. Trong quá trình lạng lách, M đã mất phanh và và quẹt vào anh B. Với vận tốc di chuyển nhanh, nên khi xảy ra va quẹt, đã khiến M và C bị hất văng ra xa, gây hậu quả là bị thương nghiêm trọng. Gia đình M và C yêu cầu anh B bồi thường (vì anh B không bị tổn thương cơ thể). Tuy nhiên, trong trường hợp này, lực lượng chức năng xác định, lỗi của sự việc hoàn toàn là do M và C, nên anh B không có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho thiệt hại tai nạn giao thông này.
2. Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông:
– Khoản 1 Điều 260 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Khi tai nạn giao thông xảy ra, sức khỏe nạn nhân bị xâm hại. Nếu không thuộc trường hợp tai nạn giao thông do lỗi khách quan hay lỗi hoàn toàn của nạn nhân, thì chủ thể gây thiệt hại sẽ phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Theo quy định Điều 590 Bộ luật dân sự 2015, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Chi phí này bao gồm các khoản sau đây: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Chủ thể gây tai nạn giao thông phải nghiêm túc chấp hành quy định về việc bồi thường. Đây chính là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân.
3. Mẫu biên bản thỏa thuận về chi phí bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
(V/v bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông)
Hôm nay, ngày……tháng…..năm……
Tại:………..
Chúng tôi gồm:
1. Bên bồi thường (Bên A): Ông/ Bà…..Sinh năm:……..
Số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân:……..
Hộ khẩu thường trú
Chỗ ở hiện tại
2. Bên nhận bồi thường (Bên B): Ông/Bà……Sinh năm:….
Số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân:……..
Hộ Khẩu thường trú:………..
Chỗ ở hiện tại:………….
3. Người làm chứng 1: Ông/Bà:…… Sinh năm:…
Hộ khẩu thường trú:…………
Chỗ ở hiện tại:…….
4. Người làm chứng 2: Ông/Bà:………Sinh năm:…….
Hộ khẩu thường trú:……….
Chỗ ở hiện tại:………….
Vào ngày (trình bày tóm tắt nội dung vụ việc tai nạn giao thông, gồm nội dung chính như: ngày tháng năm xảy ra tai nạn, tại đoạn đường , biển số đăng ký hai bên xe,
Sau khi vụ việc xảy ra thì gia đình bên A đã thăm hỏi, bồi thường, khắc phục hậu quả…………….
Đến nay, vụ việc trên đã giải quyết ổn thỏa, đã khắc phục thiệt hại xảy ra. Chúng tôi (bên A và bên B) thống nhất nội dung như sau:
1/Bên A đồng ý bồi thường cho bên B số tiền là…….(Chín mươi) triệu (bồi thường thiệt hại) theo yêu cầu của bên B.
2/ Sau khi các bên thống nhất ký tên dưới đây, thì bên B không có quyền yêu cầu bồi thường thêm chi phí nào khác từ bên A.
Nếu các bên vi phạm thỏa thuận này, sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bên B (Ký tên, ghi rõ họ tên) | Bên A (Ký tên, ghi rõ họ tên) |
Người chứng kiến 1 (Ký tên, ghi rõ họ tên) | Người chứng kiến 2 (Ký tên, ghi rõ họ tên) |
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự 2015;
Bộ luật dân sự 2015.