Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi va chạm xe tại đường nông thôn. Trách nhiệm khi gây ra thiệt hại về sức khỏe, xác định lỗi của người gây ra thiệt hại?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi va chạm xe tại đường nông thôn. Trách nhiệm khi gây ra thiệt hại về sức khỏe, xác định lỗi của người gây ra thiệt hại?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi muốn xin tư vấn về vấn đề như sau: Mẹ tôi năm nay 66 tuổi vẫn con khỏe minh mẫn bình thường điều khiển xe và đi xe vào trong ngõ (đường nông thôn) thì va chạm với đi ngược chiều vụ tai nạn xảy ra mẹ tôi được mọi người đưa đi cấp cứu khi vào viện (khoa ngoại) nhập viện với tình trạng đa chấn thương. Sau khi khám và chụp X-quang tại viện điều trị 4 hôm thì trưởng khoa ngoại khám lại bảo không sao và cho xuất viện về. Nhưng bên gia đình em thấy mắt ttrái bị bầm tím sưng phù nề và không nhìn thấy gì yêu cầu khám lại thì được khoa mắt kết luận xuất huyết toàn nhãn và chuyển viện lên tuyến trên Viện Mắt trung ương. Sau khi khám và chụp X-quang tại viện thì được kết luận xuất huyết toàn nhãn, bong hắc mạc hiện vẫn đang điều trị tại Viện mắt trung ương bác sỹ bảo khả năng nhìn lại con mắt thì không còn được khả năng mù vĩnh viễn 99% (vì chưa kết luận cính thức). Lúc tai nạn người nhà của bên va chạm cũng có vào viện thăm hỏi chăm sóc mẹ tôi, mọi khoản chi phí thuốc men cũng chi trả cũng lấy xe máy của mẹ tôi đi sửa và đem về tận nhà trả, sau khi chuyển lên tuyến trên người nhà họ cũng đi cùng được 4 ngày thì bỏ về và không xuống nữa tôi gọi điện thì bảo là không có trách nhiệm, quan tâm như vậy là quá tốt rồi, còn muốn thì ra pháp luật. Vậy xin hỏi Luật sư nếu Mẹ tôi mù một mắt vĩnh viễn tôi viết đơn kiện thì như thế nào? Nộp đơn vào cơ quan điều tra hay nộp trực tiếp tại tòa? Quyền lợi trách nhiệm ra sao? (mẹ tôi có đầy đủ các giấy tờ GPLX mô tô, bảo hiểm, đăng ký xe). Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Đối với trường hợp này của mẹ bạn cần phải xác định vấn đề lỗi trong việc để xảy ra tai nạn thì mới xác định được mức độ trách nhiệm với người gây ra thiệt hại cho mẹ bạn. Nội dung tư vấn này xác định dưới góc độ người gây ra thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về sức khỏe cho mẹ bạn.
Căn cứ Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
"1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."
Như thế, mức bồi thường thiệt hại được xác định dưới các tiêu chí sau:
– Chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng cho người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại, của người chăm sóc người bị thiệt hại;
– Bồi thường bù đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định;
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện gây tai nạn cho mẹ bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999:
"Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm."
Gây thiệt hại nghiêm trọng theo khoản 4.1 Điều 4 Phần 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP:
"a) Làm chết một người;
b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
đ). Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng."
>>> Luật sư tư vấn trách nhiệm bồi thường va chạm giao thông: 1900.6568
Như vậy, để xác định được người gây ra thiệt hại cho mẹ của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì bạn nên tố cáo hành vi người này ra cơ quan công an để cơ quan công an đưa mẹ bạn đi giám định thương tật để xác định mức độ thương tật trên thực tế. Nếu sau khi giám định thương tật mà xác định được người điều khiển phương tiện trên phạm tội thì cơ quan công an sẽ thực hiện khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Và trong quá trình Tòa án giải quyết, Tòa án sẽ giải quyết luôn vấn đề bồi thường thiệt hại cho mẹ của bạn.
Còn nếu như không đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn nên làm đơn khởi kiện ra Tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu như hai bên không thỏa thuận được.