Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chèn xe qua người khác gây chết người. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm hình sự khi va chạm giao thông.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chèn xe qua người khác gây chết người. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm hình sự khi va chạm giao thông.
Tóm tắt câu hỏi:
Vụ án: Vào hồi 12 giờ 30 phút ngày 15/12/2011 tại Cầu Thường Thắng, tỉnh lộ 296, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang có vụ tai nạn dẫn đến xô xát giữa chị Nguyễn Thị Minh Hồng, lái xe ô tô và một nhóm thanh niên đi xe máy đón dâu. Nhóm thanh niên đã chặn xe, chém đứt quai xách của lái xe để dọa nạt, tấn công. Thấy sự bất bình, anh Minh đang ở nhà chạy ra bênh vực. Anh Minh bị đám côn đồ chém nhiều nhát vào cằm, đầu, mặt làm anh ngã ra đường. Sau khi ngã xuống anh Minh bị một chiếc xe ô tô khác đang lưu thông trên đường do tài xế Tâm điều khiển chèn qua ngực và chết trên đường đi cấp cứu. Qua điều tra xác minh, Tâm vừa tham dự đám cưới và có uống vài ly bia, nhưng nồng độ cồn không đáng kể. Theo luật sư, người tài xế sẽ bị phạt như thế nào? có bị án tử hình hay bồi thường gì không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật giao thông đường bộ 2008
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, về vấn đề này, Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 quy định.
“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Theo như thông tin bạn cung cấp thì nguyên nhân tử vong của anh Minh là do bị xe ô tô do anh Tâm chèn qua người khi anh Tâm đang điều khiển phương tiện lưu thông trên đường. Vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra với anh Tâm nếu sự việc xảy ra do hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Hành vi vi phạm có thể là chạy quá tốc độ tối đa hoặc không tuân thủ tín hiệu đèn, biển báo giao thông hoặc điều khiển phương tiện trong tình trạng sử dụng rượu bia…
Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định nghiêm cấm hành vi: “8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.” Như bạn có đề cập thì, anh Tâm được xác định là có uống bia trước khi điều khiển ô tô nên trong tình huống này, anh Tâm rõ ràng đã có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông.
Tuy nhiên, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự với anh Tâm trong trường hợp này cần phải xem xét đến cả những yếu tố cấu thành khác của hành vi phạm tội bên cạnh mặt khách quan nêu trên bao gồm:
+ Chủ thể: anh Tâm phải là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự: đạt độ tuổi nhất định và không mắc các bệnh về thần kinh dẫn đến suy giảm hoặc mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
+ Khách thể: Hành vi của anh Tâm đã xâm phạm đến tính mạng của anh Minh- hậu quả là anh Minh đã chết trên đường đi cấp cứu. Hành vi này đã xâm phạm đến lợi ích được Luật hình sự bảo vệ là sức khỏe, tính mạng con người.
+ Chủ quan: Anh Tâm thực hiện hành vi với lỗi vô ý.
Trong trường hợp thỏa mãn tất cả các điều kiện nêu trên, anh Tâm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với khung hình phạt là: “bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”
>>> Luật sư tư vấn về tai nạn giao thông qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, bên cạnh trách nhiệm hình sự, anh Tâm còn phải thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự. Trong vụ việc này, do thông tin không đầy đủ nên cần phải chia trường hợp để giải quyết vấn đề:
Trường hợp thứ nhất: anh Tâm bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi của anh Tâm thỏa mãn đủ các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 bao gồm: có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm pháp luật và có lỗi của người thực hiện hành vi.
“Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Trường hợp thứ hai: Anh Tâm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đây là trường hợp mà thiệt hại xảy ra không do lỗi của người điều khiển phương tiện mà xuất phát từ những yếu tố khách quan của tình huống và bản chất là nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sựu 2005:
“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”
Như bạn có đề cập, va chạm giữa xe ô tô do anh Minh điều khiển và anh Minh xảy ra khi anh Minh ngã ra đường sau khi có ẩu đả với nhóm thanh niên. Trong trường hợp khi anh Minh vừa ngã xuống đường thì xe của anh Tâm đi đến và có va chạm, dù anh Tâm có ở tình trạng sử dụng rượu bia hay không thì cũng không tránh khỏi việc xảy ra va chạm. Do đó, trong trường hợp này, sẽ đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và người có trách nhiệm bồi thường sẽ được xác định theo quy định tại các khỏa 2, 3, 4 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
“2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
Và Điều 2 mục 3 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định như sau:
“2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.
b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.
Ví dụ: Các thỏa thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:
– Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
– Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường;
– Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.
Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sỡ hữu phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
c) Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
– Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) gây ra.
– Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật).
Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:
– Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.
– Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.”
Về mức bồi thường:
Trong tình huống này, thiệt hại xảy ra là thiệt hại về tính mạng con người nên việc xác định thiệt hại được thực hiện theo quy định tại điều 610 Bộ luật dấn sự 2005 và quy định hướng dẫn tại khoản 2 mục 2 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP trong đó bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
+ Khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại hoặc những người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.