Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động khi gây thiệt hại cho công ty. Mức bồi thường thiệt hại và khấu trừ tiền lương khi gây thiệt hại cho người sử dụng lao động.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động khi gây thiệt hại cho công ty. Mức bồi thường thiệt hại và khấu trừ tiền lương khi gây thiệt hại cho người sử dụng lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gởi Luật Sư ! Tôi có một vài thắc mắc về trường hợp phạt tiền người lao động tại công ty nơi tôi đang làm việc. Trong thời gian qua, công ty có nhập lưu trữ và sử dụng nhiên liệu đốt (củi) để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, qua quá trình báo cáo thì xảy ra trường hợp chênh lệch số liệu giữa người sử dụng và bên thủ kho. Giám đốc yêu cầu 2 bên phải chi trả số tiền là 150 triệu về việc chênh lệch số liệu này. Nhưng như vậy thì có đúng không? Vì đã đưa ra các lý do dẫn đến việc chênh lệch nhưng giám đốc không đồng ý. Số tiền tôi phải trả là 200 ngàn một tháng và trả trong vòng 9 năm. Như vậy thì có vi phạm luật lao động không và tôi phải nên làm gì trong trường hợp này. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như bạn trình bày thì công ty bạn có nhập lưu trữ và sử dụng nhiên liệu đốt (củi) để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, qua quá trình báo cáo thì xảy ra trường hợp chênh lệch số liệu giữa người sử dụng và bên thủ kho. Giám đốc yêu cầu 2 bên phải chi trả số tiền là 150 triệu về việc chênh lệch số liệu này. Trong trường hợp này, nếu cả bên thủ kho và bên sử dụng đều có lỗi gây thiệt hại cho tài sản của công ty thì hai bạn đều phải chịu trách nhiệm bồi thường quy định tại khoản 1, Điều 130 “
Về trách nhiệm bồi thường của người lao động khi gây thiệt hại, khoản 1 Điều 130 “Bộ luật lao động 2019” quy định:
Điều 130. Bồi thường thiệt hại
“1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.”
Ngoài ra, theo Điều 32
– Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong
>>> Luật sư tư vấn về bồi thường thiệt hại của người lao động: 1900.6568
– Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;
+ Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;
+ Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.
Như đã phân tích ở trên, nếu cả bạn và Trưởng phòng đều có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho công ty nên hai người cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do bạn chỉ nêu là giám đốc công ty bạn yêu cầu cả hai bên chi trả 150 triệu về việc chênh lệch số liệu này mà không nói rõ giá trị thiệt hại của công ty là bao nhiêu nên có thể xảy ra các trường hợp sau:
– Nếu giá trị thiệt hại từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở xuống thì bạn và người còn lại có trách nhiệm bồi thường nhiều nhất là 3 tháng tiền lương.
– Nếu giá trị thiệt hại lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu vùng hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động, bạn có nghĩa vụ bồi thường cho công ty theo quy định một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường. Nếu việc yêu cầu bồi thường thiệt hại của giám đốc là không có căn cứ hoặc không đúng với quy định pháp luật thì trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn gửi đến Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.