Tôi điều khiển xe tải 3,5 tấn gây thương tích cho hai người đang đi hai xe đạp hàng đôi, tôi đã bồi thường 15 triệu, giờ bên người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường 105 triệu, tôi có phải bồi thường khoản tiền này?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư!
Em có xe tải 3.5 vào đường 10 tấn rộng 4m trên đoạn đường đi em chạy xe tốc độ 30km cách lề đường bên phải 5 tấc phía trước có 2 xe đạp chạy hàng đôi đùa giỡn ngã vào xe tải gây thương tích vào bệnh viện phía bên em đã đưa trước 15 triệu đồng,sau khi xuất viện bên nạn nhân đòi tiền thiệt hại 105 triệu đồng, đến hoà giải phía công an xác định đây là lỗi hỗn hợp.
Như vậy phía bên em có phải trả số tiền 105 triệu đồng như trên không?
Mong luật sư tư vấn giúp em.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp này của bạn là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”:
Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
“1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”
Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
>>> Luật sư
Như vậy, nếu như anh không đáp ứng được mức bồi thường bên gia đình người bị thiệt hại đưa ra, tức là không thỏa thuận được, thì anh có quyền yêu cầu