Trách nhiệm bồi thường khi xây dựng nhà gây rạn nứt nhà bên cạnh. Xây nhà nhưng gây hỏng nhà bên cạnh có phải bồi thường không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi nhà bên cạnh xây thiếu an toàn trên nền móng yếu gây lụn nứt. Giờ tôi gửi đơn kiện có được không. Và nếu xử lý được thì nhà kia xẽ bị xử lý theo quy định nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
“Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.”
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”
Như vậy, khi nhà bạn có những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm cụ thể là bị thiệt hại do nhà bên cạnh xây thiếu an toàn gây lụn nứt nhà bạn thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tại Điều 605
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường”
Như vậy, khi nhà bên cạnh xây dựng làm nhà bạn lụn nứt thì để có căn cứ yêu cầu Tòa giải quết thì gia đình bạn nên xác định các mức thiệt hại thực tế để có cơ sở yêu cầu bồi thường. Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
Theo đó, thiệt hại phải được bồi thường dựa trên nguyên tắc:
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
>>> Luật sư
Theo quy định này thì nếu trong trường hợp việc xây dựng công trình nhà cửa gây hư hỏng, sụt lở và có thiệt hại xảy ra hoàn toàn do sự chủ quan khi xây nhà của chủ sở hữu gây ra mà có gây thiệt hại thì bạn có thể khởi kiện ra tòa và yêu câu bồi thường để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình mình.