Trách nhiệm bồi thường khi người lao động làm mất tài sản của công ty. Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của công ty phải bồi thường thế nào?
Trách nhiệm bồi thường khi người lao động làm mất tài sản của công ty. Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của công ty phải bồi thường thế nào?
Khoản 2 Điều 130 Bộ luật lao động quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động như sau:
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Theo quy định trên , thấy rằng pháp luật đã chia ra làm 3 trường hợp:
– Trường hợp thứ nhất:
Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì pháp luật cho phép người sử dụng lao động được lựa chọn yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường. Mức và cách thức bồi thường do người sử dụng lao động quy định trong
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Trường hợp thứ hai:
Trường hợp giữa hai bên ký hợp đồng trách nhiệm thì người lao động phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm. Có thể thấy rằng đây là việc bồi thường thiệt hại về tài sản theo sự cam kết, thực hiện trách nhiệm dân sự. Khi người sử dụng lao động giao cho người lao động bảo quản, sử dụng tài sản có giá trị tương đối lớn thì pháp luật cho phép hai bên ký hợp đồng trách nhiệm nhằm tăng cường trách nhiệm của người lao động trong việc bảo vệ tài sản của người sử dụng lao động và làm căn cứ để bồi thường nếu người lao động gây thiệt hại. Vì vậy, việc bồi thường thiệt hại này hoàn toàn do các bên thỏa thuận trong hợp đồng trách nhiệm.
– Trường hợp thứ ba:
Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì người lao động không phải bồi thường. Quy định này hợp lý bởi trong những trường hợp này người lao động không có lỗi, vì thế không có căn cứ để buộc họ phải bồi thường.