A có một chiếc xe 4 chỗ, chuyên làm dịch vụ chở khách hoặc cho thuê xe tự lái. B – một người bạn, mượn xe A để đưa gia đình về quê ăn cưới. Từ quê lên, do uống rượu say
Tóm tắt câu hỏi:
A có một chiếc xe 4 chỗ, chuyên làm dịch vụ chở khách hoặc cho thuê xe tự lái. B – một người bạn, mượn xe A để đưa gia đình về quê ăn cưới. Từ quê lên, do uống rượu say, B đã đâm xe vào giải phân cách giữa đường quốc lộ, xe bật ra theo quán tính đã đâm vào T đang đi xe máy, dẫn đến T bị thương nặng, đưa vào viện cấp cứu được 1 ngày thì T chết, xe máy bị hủy hoại hoàn toàn. Gia cảnh T rất khó khăn khi T là trụ cột gia đình, còn bố mẹ già đau yếu sông nương tựa vào anh; vợ đang mang thai 6 tháng; xe ô tô của A bị hư hỏng nặng. Xe hỏng khiến A không thể chở khách được. Xác định thiệt hại do hành vi trái pháp luật của B gây ra
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Đối với A: B đã gây thiệt hại về tài sản cho A. Theo quy định của Điều 608 “Bộ luật dân sự 2015”, thiệt hại về tài sản bao gồm: Tài sản bị mất; tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại. Trong trường hợp này, hành vi trái pháp luật của B dẫn đến xe ô tô của A bị hư hỏng nặng; xe hỏng khiến cho A không thể chở khách hoặc cho thuê được. Vì vậy, B phải bổi thường cho A những khoản sau:
+ Các chi phí để sửa chữa xe nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu; chi phí khác để hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại;
+ Giá trị của chiếc xe bị giảm sút sau khi sửa chữa hư hỏng;
+ Thu nhập A bị mất do không khai thác được chiếc xe trong thời gian chờ sửa chữa
Đối với T: B đã gây thiệt hại về tài sản và tính mạng cho T.
Đối với thiệt hại về tài sản: Do chiếc xe máy của T bị hư hỏng hoàn toàn, T phải bồi thường giá trị của chiếc xe theo thời giá thị trường;
Đối với thiệt hại về tính mạng của T: Theo Điều 610 “Bộ luật dân sự 2015” và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của “Bộ luật dân sự 2015” về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
>>> Luật sư
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu, tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, xét nghiệm, truyền máu…
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, thuê xe tang, các khoản chi phí cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân…
+ Khoản tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. Trong vụ việc trên, T đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bố mẹ già yếu, sống nương tựa vào anh và đứa con mà vợ anh đang mang thai. Theo quy định của khoản 2 Điều 612 “Bộ luật dân sự 2015” về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm, B có trách nhiệm bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho bố mẹ T kể từ thời điểm tính mạng T bị xâm phạm cho đến khi bố mẹ T chết. Đối với con của T, nếu còn sống sau khi sinh ra sẽ được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và tự nuôi sống bản thân.
+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần: Theo quy định của Điều 610 “Bộ luật dân sự 2015” và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của “Bộ luật dân sự 2015” về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: cha, mẹ, vợ, chồng, con của người bị thiệt hại. Mức bồi thường do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết việc bồi thường.
Nếu A biết B không có bằng lái nhưng vẫn cho B mượn xe thì A cũng có một phần lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với một phần thiệt hại;
Nếu B có bằng lái, xe của A bảo đảm đủ điều kiện về an toàn để lưu hành thì A hoàn toàn không có lỗi đối với thiệt hại do B gây ra. B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.