Có nhiều tranh chấp xoay quanh vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển tài sản. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Trách nhiệm bồi thường khi có rủi ro trong vận chuyển tài sản.
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm bồi thường khi có rủi ro trong vận chuyển tài sản:
1.1. Khái quát chung về hợp đồng vận chuyển tài sản:
Hợp đồng vận chuyển tài sản là chế định đã được ghi nhận trong pháp luật dân sự Việt Nam từ trước đến nay. Căn cứ theo quy định Điều 530 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng vận chuyển tài sản, cụ thể như sau: hợp đồng vận chuyển tài sản để chỉ sự thỏa thuận của các bên, theo đó thì bên vận chuyển sẽ có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm theo như thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận tài sản, bên thuê vận chuyển sẽ có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển theo đúng quy định của pháp luật và theo thỏa thuận của các bên. Về hình thức của hợp đồng vận chuyển tài sản thì được quy định cụ thể tại Điều 531 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có thể thấy: hợp đồng vận chuyển tài sản sẽ được giao kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi, theo đó thì hợp đồng vận chuyển tài sản sẽ được giao kết bằng cả ba hình thức theo quy định của pháp luật dân sự. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển sẽ là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển tài sản giữa các bên.
Theo đó thì có thể thấy, hợp đồng vận chuyển tài sản chính là một hình thức thỏa thuận của các bên theo đó thì bên vận chuyển sẽ có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm theo như thỏa thuận của các bên và giao tài sản đó cho người có quyền nhận tài sản, bên thuê vận chuyển sẽ có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển theo đúng quy định của pháp luật. Và nhìn chung thì hợp đồng vận chuyển tài sản có thể được giao kết bằng cả ba hình thức, đó là bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
1.2. Quy định về trách nhiệm bồi thường khi có rủi ro trong vận chuyển tài sản:
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có rủi ro trong vận chuyển tài sản đã được ghi nhận bằng các điều luật khác nhau.
Cụ thể là căn cứ tại Điều 541 của Bộ luật Dân sự hiện hành, có thể thấy: bên vận chuyển tài sản sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển tài sản nếu như bên vận chuyển để tài sản bị mất mát hoặc hư hỏng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Bên thuê vận chuyển tài sản sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển tài sản và người thứ ba về việc để thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm hoặc độc hại mà không có biện pháp phòng vệ, bên thuê vận chuyển tài sản cũng không có các biện pháp đóng gói hoặc bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển khi giao hàng hóa cho bên vận chuyển và người thứ ba. Ngoài ra thì trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến việc tài sản vận chuyển bị mất mát và hư hỏng hoặc tài sản vận chuyển bị hủy hoại thì bên vận chuyển sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, do tình huống này xảy ra không phải do lỗi của bên vận chuyển, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 156 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành có quy định về sự kiện bất khả kháng, cụ thể như sau: sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà làm cho chủ thể có quyền khởi kiện hoặc quyền yêu cầu không thể khởi kiện hoặc yêu cầu trong phạm vi thời hiệu mà pháp luật đã quy định. Sự kiện bất khả kháng là khái niệm để chỉ một sự kiện xảy ra một cách khách quan và các chủ thể không thể lường trước được và cũng không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép của mình.
Đồng thời thì vấn đề bồi thường khi có rủi ro trong quá trình vận chuyển sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Nếu không thì vấn đề bồi thường sẽ được thực hiện dựa trên thiệt hại thực tế xảy ra. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận và đàm phán được với nhau thì để đảm bảo quyền lợi của mình các bên sẽ yêu cầu khởi kiện lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Toà án để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình.
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vận chuyển tài sản:
Thứ nhất, có thiệt hại thực tế xảy ra – Cơ sở pháp lý là Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2015. Thiệt hại xảy ra trên thực tế là căn cứ không thể thiếu được trong việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chỉ có thiệt hại thì mới phải bồi thường. Chỉ khi nào biết được thiệt hại là bao nhiêu thì mới có thể ấn định được người gây thiệt hại phải bồi thường bao nhiêu. Vì vậy muốn áp dụng trách nhiệm bồi thường thì việc đầu tiên là phải xem xét có thiệt hại xảy ra hay không và phải xác định được thiệt hại là bao nhiêu. Thiệt hại được xác định là những tổn thất mất mát về mặt vật chất hoặc tinh thần mà người có hành vi gây thiệt hại đã gây ra cho người bị thiệt hại hay thậm chí cho cả những người khác có liên quan. Vì thế nhìn chung thì thiệt hại sẽ là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật – Cơ sở pháp lý là khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015. Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật. Hành vi trái pháp luật mà gây ra thiệt hại và xâm phạm tới lợi ích của các chủ thể dân sự có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự hoặc luật hành chính … trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì hành vi trái pháp luật là những hành vi xâm hại tới tài sản hoặc sức khỏe, xâm hại tới danh dự hoặc nhân phẩm, xâm hại tới uy tín và quyền lợi hợp pháp của các chủ thể khác và đa phần được cả hiện dưới dạng hành động. Tuy nhiên thì, những hành vi gây thiệt hại do xâm phạm các yếu tố trên nhưng được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật sẽ không bị coi là hành vi trái luật và vì vậy, người thực hiện hành vi đó không phải bồi thường.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra – Cơ sở pháp lý là Điều 364 Bộ luật Dân sự năm 2015. Quá trình phát sinh và chấm dứt giữa các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng có mối quan hệ nội tại, trong đó thì sự vật, hiện tượng này là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của sự vật và hiện tượng kia. Có thể nói một sự vật và hiện tượng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều sự vật và hiện tượng khác, có thể nhiều sự vật và hiện tượng cùng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của một sự vật và hiện tượng khác. Tuân theo quy luật đó thì thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại, hành vi trái pháp luật cũng phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển tài sản:
Nhìn chung thì trong hợp đồng vận chuyển tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Tiêu chí | Bên vận chuyển | Bên thuê vận chuyển |
Quyền | Điều 535 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: – Kiểm tra sự xác thực của tài sản cũng như của các chứng từ trong quá trình vận chuyển tài sản; – Từ chối vận chuyển tài sản nếu như thấy tài sản đó không đúng với loại tài sản theo thỏa thuận trong hợp đồng; – Yêu cầu bên thuê vận chuyển phải thanh toán đầy đủ các cướp phí trong quá trình vận chuyển đúng thời hạn như các bên đã thỏa thuận; – Từ chối tiến hành vận chuyển nếu như xét thấy đó là tài sản cấm giao dịch hoặc tài sản có tính chất nguy hiểm và độc hại, nếu như bên vận chuyển biết hoặc phải biết. | Điều 537 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: – Yêu cầu bên vận chuyển giao hàng đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận; – Trực tiếp nhận hàng hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển. |
Nghĩa vụ | Điều 534 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: – Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ và an toàn đến đúng địa điểm và đúng hạn, tiến hành giao tài sản cho người có quyền nhận; – Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản; – Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; – Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp có thiệt hại xảy ra. | Điều 536 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: – Trả đủ tiền phí vận chuyển cho bên vận chuyển đúng hạn theo thỏa thuận; – Cung cấp thông tin liên quan đến tài sản để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển; – Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì phải bồi thường. |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.