Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là gì? Trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo Bộ luật tố tụng hình sự?
Thực trạng từ những vụ án, các tội phạm hình sự đều mang tính chất nguy hiểm cho xã hội nên các hình phạt áp dụng đối với người phạm tội có thể làm hạn chế hoặc mất đi quyền tự do, tính mạng của người đó. Chính vì vậy, các công việc liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử cần phải tiến hành theo đúng trình tự pháp luật để đảm bảo sự công bằng, minh bạnh, đúng người, đúng tội. Do đó, trong quá trình truy tố, xét xử mà Viện kiểm sát,
1. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là gì?
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là việc cơ quan tiến hành tố tụng trả lại toàn bộ hồ sơ vụ án cho cơ quan tiến hành tố tụng đảm nhận nhiệm vụ ở trước đó liền kề để điều tra bổ sung những chứng cứ, tình tiết chưa được làm rõ trong vụ án.
2. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo Bộ luật tố tụng hình sự?
Căn cứ vào
2.1. Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung
– Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của
+ Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;
Đối với trường hợp này, khi xét có căn cứ cho rằng bị can phạm thêm một tội hay nhiều tội khác, Viện kiểm sát không được tiến hành truy tố luôn về tội mới này mà phải tiến hành trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để tiến hành xác định tội phạm, thu thập đầy đủ chứng cứ gửi lại cho Viện kiểm sát thì mới có thể tiến hành truy tố về cả tội đã phạm và cả tội mới.
+ Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;
Khi phát hiện bị can có đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án thì Viện kiểm sát có thể tiến hành tách từng vụ án ra để truy tố nhưng nếu không tách được thì Viện kiểm sát buộc phải trả hồ sơ lại cho cơ quan điều tra để bổ sung đồng phạm hoặc người phạm tội khác có liên quan trực tiếp tới vụ án vào hồ sơ.
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án
– Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
– Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Khi kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.
Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát; việc giao, nhận, gửi
2.2. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Trường hợp Tòa án quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát phải xem xét căn cứ của việc yêu cầu điều tra bổ sung và giải quyết như sau:
– Nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung có căn cứ mà xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ; trường hợp Viện kiểm sát không thể tự điều tra bổ sung được thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Trường hợp kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản nội dung bản cáo trạng trước đó thì Viện kiểm sát phải ra bản cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ đến Tòa án. Trường hợp kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và
– Nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không có căn cứ thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do, giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án.
– Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ
Từ những nhận định trên thì khi có một trong các căn cứ sau thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung:
– Hồ sơ vụ án còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ tố tụng hình sự mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được. Các chứng cứ đó bao gồm:
+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
– Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;
– Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;
– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Như vậy, theo quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì khi có một trong các căn cứ trên thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; Những trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.
2.3. Hệ quả của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung
Đối với các trường hợp Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát được quy định tại BLTTHS 2015 thì những trường hợp mà Tòa án ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung có tính chất tương tự với việc Viện kiểm sát trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. Hệ quả của việc trả hồ sơ lại có các trường hợp sau đây:
– Trường hợp nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn đến việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định, căn cứ ra quyết định đình chỉ quy định tại Điều 248 BLTTHS 2015.
– Trường hợp nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó .Nếu Viện kiểm sát không thể bổ sung được thì vẫn giữ nguyên quyết định truy tố trước đó và Tòa án tiến hành xét xử.
– Trường hợp nếu xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát có thể tự mình tiến hành một số hoạt động điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ bị thiếu. Trường hợp không tự mình điều tra được thì Viện kiểm sát chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra.
– Trường hợp nếu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung không có căn cứ thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do, giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án.
Như vậy, căn cứ theo các quy định pháp luật trong Bộ luật tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng phải nghiên cứu toàn diện hồ sơ để phát hiện các trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đồng thời phải kịp thời ra quyết định, không được để hết thời hạn quyết định truy tố hoặc hết thời hạn chuẩn bị xét xử mới ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải ban hành quy định về xử lý kỷ luật trong ngành Kiểm sát, trong đó quy định kiểm sát viên sẽ bị xử lý kỷ luật nếu để xảy ra trường hợp tòa án trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung có lỗi của mình vượt quá chỉ tiêu theo quy chế, quy định của ngành!