Tra cứu thông tin khi không nhớ số số bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân/ căn cước công dân? Tra cứu sổ Bảo hiểm xã hội thông qua trang chủ bảo hiểm xã hội? Tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID?
Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội, được nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng, nhằm đảm bảo về mặt thu nhập cho người lao động, khi họ tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Ở Việt Nam, đây là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp bị ốm đau, thai sản, suy giảm khả năng lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động hoặc chết.
Chính sách bảo hiểm xã hội mà trong đó công tác quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội là một trong những hoạt động chủ yếu đã được thực hiện ở nước ta ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trải qua hơn 50 năm qua, trong quá trình thực hiện, pháp
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về chi bảo hiểm xã hội:
– Theo quy định của pháp luật, sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của
– Trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội, công tác chi trả chế độ BHXH cho người thụ hưởng là hoạt động chủ yếu, thường xuyên, liên tục. Đây là một lĩnh vực tính toán độc lập về tài chính, quản lý chi trả các chế độ BHXH sử dụng các khái niệm, phạm trù riêng của nó, tuy nhiên kế toán tài chính và quản lý chi trả BHXH là hai bộ phận trên cùng một lĩnh vực tính toán trong công tác chi trả các chế độ BHXH. Hoạt động này được diễn ra giữa cơ quan BHXH với các đối tượng thụ hưởng. BHXH căn cứ vào hồ sơ chế độ NLĐ đề nghị, và căn cứ vào những quy định cụ thể của Luật BHXH để xét duyệt chế độ, tính toán khoản chi tương ứng cho mỗi chế độ mà người lao động không may xảy ra, đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho các đối tượng thụ hưởng. Theo đó, Chi BHXH là trích một phần tài chính từ quỹ BHXH đề chi trả cho NLĐ, khi họ không may xảy ra những rủi ro theo quy định của pháp luật.
* Đặc điểm của chi BHXH: Chính sách BHXH nói chung và pháp luật BHXH quy định về vấn đề quản lý Chi BHXH nói riêng được ban hành trong thời gian qua, về cơ bản đã giải quyết được các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người lao động tham gia và hưởng BHXH, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước qua từng thời kỳ.
– Đối với nước ta, chính sách BHXH được hình thành và thực thi trong những điều kiện kinh tế – xã hội hết sức khó khăn. Vì vậy, các quy định của pháp luật về đảm bảo tổ chức thực hiện chính sách BHXH ở thời kỳ đầu, thường chỉ là giải quyết được một hoặc một số ít các chế độ BHXH chứ chưa thể có một hệ thống chính sách đồng bộ được. Mặt khác, nền kinh tế nước ta trước đây theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, nên ở thời kỳ này chính sách BHXH nói chung và Pháp luật về quản lý Chi nói riêng cũng được hoạch định, xây dựng theo cơ chế này. Ngày nay, công tác BHXH đặc biệt là công tác chi BHXH được quy định rõ ràng, cụ thể hơn; quyền và lợi ích của người tham gia được đảm bảo hơn… Tuy nhiên, dù mô hình có được tổ chức khác nhau, nhưng công tác quản lý chi BHXH có một số đặc điểm cơ bản:
*Chi BHXH là hoạt động thường xuyên, liên tục trong hoạt động chuyên môn của BHXH:
– Người lao động khi tham gia BHXH, họ không bao giờ mong cho mình ốm đau hay bệnh tật để được hưởng quyền lợi từ quỹ BHXH mà họ đã đóng góp. Tuy nhiên, họ sẽ chắc chắn một điều rằng tham gia BHXH là để hưởng quyền lợi khi họ nghỉ sinh con; hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động theo quy định hoặc hưởng quyền lợi khi không may xảy ra ốm đau, tai nạn lao động, hay mắc bệnh nghề nghiệp…
Như trên đã nói, ốm đau, hay bệnh tật không ai đoán trước, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không người này thì người khác, và cũng không ai có thể khẳng định rằng cả cuộc đời sẽ không bao giờ bị ốm đau hay bệnh tật; bên cạnh đó thì con người sinh ra luôn phải tuân theo những quy luật tự nhiên Sinh – Lão – Tử… Chính vì vậy mà quỹ BHXH nhằm thực hiện giải quyết chi trả thường xuyên, liên tục song hành cùng với những rủi ro không may của người lao động gặp phải; đồng thời nhằm giải quyết chi trả quyền lợi cho người lao động khi họ nghỉ sinh con hoặc chi trả lương hưu khi người lao động hết tuổi lao động theo quy định.
* Chi BHXH là một hoạt động không thể tách rời hoạt động BHXH nói chung:
– Khi tham gia BHXH, người lao động đều nhằm hướng tới một mục đích nhất định là họ sẽ được hưởng những quyền lợi từ quỹ BHXH mà họ đã và đang đóng góp khi họ không may xảy ra rủi ro, sinh con hoặc hết tuổi lao động; và mục đích quỹ BHXH được tạo lập cũng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi họ thuộc vào một trong các trường hợp trên. Vì vậy hoạt động chi BHXH được diễn ra tất yếu nhằm đảm bảo kịp thời, đầy đủ và chính xác về quyền lợi, chế độ được hưởng cho người tham gia.
– Đây là một trong những hoạt động quan trọng để đánh giá sự thành công trong công tác BHXH, nhằm đảm bảo đời sống của người lao động khi họ không may gặp phải những rủi ro, những tổn thất cả về vật chất và tinh thần, là điều kiện quyết định đến sự thành công trong công tác BHXH, liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thực của người lao động
– Các cách tra cứu thông tin khi không nhớ số sổ bảo hiểm: hiện nay, có một vài ứng dụng giúp người tham gia bảo hiểm xã hội có thể tự tra cứu thông tin cũng như quá trình tham gia bảo hiểm của mình. Khi người tham gia bảo hiểm xã hội quên số sổ của mình thì họ vẫn có thể tra cứu thông tin của mình thông qua những hình thức như sau:
2. Tra cứu thông tin bằng chứng minh nhân dân/ căn cước công dân:
Bước 1: “Truy cập website https://baohiemxahoi.gov.vn/
Bước 2: Tại danh mục “Tra cứu trực tuyến”
Bước 3: Chọn “Tra cứu mã số BHXH”
Bước 4: Nhập thông tin để tra cứu mã số BHXH
Bước 5: Ấn vào “Tra cứu” Kết quả trả về là mã số BHXH của người tham gia cùng các thông tin liên quan như họ tên, giới tính, ngày sinh, mã hộ, địa chỉ.
* Lưu ý: khi điền những thông tin trong quá trình tra cứu cần lưu ý:
+ Tại mục ” Tỉnh/TP” : điền tỉnh/thành phố thường trú (quê quán đăng ký trong Hộ khẩu hoặc Chứng minh nhân dân).
+ Tại mục ” CMND”: Nhập số chứng minh nhân dân;
+ Tại mục ” Ngày sinh” : Điền ngày sinh theo đúng định dạng ngày/tháng/năm sinh
+ Tại mục “Họ Tên” : Nhập họ và tên của người cần tra cứu (không dấu hoặc có dấu). Tích chọn có dấu hoặc không dấu tương ứng với cách viết họ và tên
3. Tra cứu sổ Bảo hiểm xã hội thông qua trang chủ bảo hiểm xã hội:
Bước 1: Truy cập vào link dưới https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
+ Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin bắt buộc ở mục có dấu sao đỏ bao gồm: Tỉnh/TP, Số CMND và Họ tên.
+ Bước 3: Tick vào ô: “Tôi không phải người máy” để tiếp tục tra cứu.
+ Bước 4: Ấn vào “Tra cứu”, bạn sẽ tìm thấy thông tin về mã số BHXH của mình cũng như một vài thông tin cá nhân liên quan khác.
Ngoài việc được thể hiện trên bìa sổ bảo hiểm xã hội, mã số bảo hiểm xã hội cũng có trên thẻ bảo hiểm y tế. Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm 04 ô, trong đó:
– Ô đầu tiên gồm 02 chữ cái, là mã đối tượng tham gia BHYT.
– Ô thứ 2 được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 – 5) là mức hưởng BHYT.
– Ô thứ 3 được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT.
– Ô thứ 4 gồm 10 số tự nhiên, chính là mã số bảo hiểm xã hội của người tham gia.
4. Tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID:
Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tải ứng dụng VssID, tiến hành đăng ký tài khoản cá nhân của mình. Sau đó, trên hệ thống bảo hiểm sẽ gửi mã OTP về số điện thoại mà người dùng đã đăng ký. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tài khoản, người tham gia sẽ tiến hành đăng nhập vào tài khoản và hoàn toàn có thể theo dõi BHXH của mình trên ứng dụng đó.