Hiện nay, mua trả chậm, trả dần xảy ra rất phổ biến. Thực tế nhiều người dân khi mua hàng hoá lựa chọn các loại hình mua trả góp và vay tiền tín dụng theo dạng tín chấp để mua tài sản hay gọi theo cách đơn giản hơn là việc trả chậm, trả dần. Vậy trả chậm là gì? Lãi suất trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trả chậm là gì?
Hiện nay, để đáp ứng như cầu của các chủ thể về việc sử dụng các vật như: điện thoại, xe máy, nhà cửa, chung cư,… mà nguồn kinh phí chưa có đủ luông lúc đó để thực hiện việc mua luôn thì các chủ thể thường hướng tới nhiều hình thức mua hàng đơn giản, thủ tục nhanh chóng như mua trả góp, vay tiền tín dụng để mua tài sản, mua trả chậm, trả dần. Từ trước đến nay, có cung thì ắt có cầu đây được biết đến là một nhu cầu tất yếu trong quá trình kinh doanh mà chính vì thế rất dễ để bắt gặp các biển quảng cáo mua hàng trả góp từ chiếc điện thoại, xe máy, nhà đất,… và hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ đều áp dụng hình thức mua hàng trả góp thông qua các đơn vị cho vay tín chấp để đảm bảo có thể thu hồi được nợ.
Trả chậm được hiểu là hình thức mua bán trong đó người mua chỉ trả tiền mua sau thời hạn nhất định tính từ khi người mua đã nhận hàng.
Theo đó, hình thức mua trả chậm được hiểu là trường hợp bên mua đã nhận tài sản mua bán và phải thanh toán tiền mua sau một thời hạn nhất định. Đối với mua trả dần là trường hợp bên mua được nhận tài sản mua bán và phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền mua tài sản thành nhiều lần trong một thời hạn nhất định.
2. Quy định pháp luật về mua trả chậm, trả dần:
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì khái niệm về trả chậm được xác định là hình thức mua bán trong đó người mua chỉ trả tiền mua sau thời gian nhất định tính từ khi nhận hàng. Bên cạnh đó thì tại
“1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, có thể thấy một điều rằng là việc mua trả chậm có thể khẳng định rằng, đây là việc mà bên mua đã nhận tài sản mua bán và phải thanh toán tiền mua sau một thời hạn nhất định mà thường được xác định trong khẳng thời gian cố định như 06 tháng, 12 tháng và có thể kéo dài hơn. Mặt khác thì quy định về việc mua trả dần được biết đến đới với trường hợp bên mua được nhận tài sản mua bán và phải thanh toán tiền mua tài sản thành nhiều lần trong một thời hạn nhất định. Khi mua bán trả chậm, trả dần thì bên bán có quyền bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản mua trả chậm, trả dần. Bên mua có quyền sở hữu đối với tài sản mua bán sau khi thanh toán đủ tiền mua.
Trả dần hay được biết đến với từ ngữ thông dụng hơn trong cuộc sống hàng ngày là việc trả góp đây được xem là một trong những phương thức cho vay tiền mà các kỳ trả nợ gốc và lãi trùng nhau. Trong quá trình trả dần thì số tiền trả nợ của mỗi kỳ là bằng nhau theo thỏa thuận có giao kết trong hợp đồng và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính trả trước và khả năng tài chính trả định kỳ.
Theo thông thường mà chúng ta thường gặp thì những mặt hàng hay tài sản có giá trị lớn thì áp dụng trong việc mua bán với hình thức trả chậm hoặc trả dần hoặc trong trường hợp mà bên mua gặp khó khăn về kinh tế nên không thể thanh toán tiền mua ngay khi nhận tài sản mà hai bên có thỏa thuận về thời hạn trả dần số tiền mua đối với phần tài sản đó. Thời hạn mà các bên thỏa thuận về việc trả dần, trả chậm đối với tài sản đã được thực hiện giao dịch mua bán có thể kéo dài trong vài năm hoặc vài tháng theo sự lựa chọn của các bên và tùy thuộc vào phần tài sản được mua trả chậm, trả dần mà các bên đã giao kết trong hợp đồng. Để bảo đảm nghĩa vụ và quyền của các bên được thực hiện một cách nghiêm tuc thì việc giao kết này phải được các bên thực hiện bằng việc giao kết
3. Lãi suất trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần:
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi. Lãi suất trong hợp đồng mua trả góp là bao nhiêu % thì đúng quy định pháp luật. Nếu như vượt quá quy định tôi phải làm như thế nào? Tôi có tiếp tục trả không?
Luật sư tư vấn:
Hiện nay không có quy định về mua trả góp, chỉ có quy định về việc mua trả chậm, trả dần. Mua trả góp cũng là một trong các hình thức mua trả chậm, trả dần.
Căn cứ Điều 453
“1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.“
Điều 280
“1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.“
Như vậy, bạn có nghĩa vụ trả đầy đủ số tiền sau khi 2 bên thực hiện xong giao dịch mua bán hàng hóa. Trường hợp bạn chậm trả số tiền trong giao dịch mua bán thì ngoài phải trả số tiền gốc còn phải trả cả lãi suất chậm trả theo quy định của pháp luật.
Hiện nay không có quy định cụ thể về mức lãi suất trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần. Do đó, nếu trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần có quy định mức lãi suất do 2 bên thỏa thuận thì tính lãi suất theo hợp đồng mua trả chậm, trả dần.
Nếu trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần không có quy định về việc tính lãi suất thì áp dụng theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.“
Mức lãi suất được quy định tại khoản 1 điều 468 là mức lãi suất do các bên thỏa thuận. Theo đó, nếu các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan (như
Căn cứ vào các điều luật trên, thì nếu nghĩa vụ phải thực hiện là việc thanh toán tiền thì các bên có thể thỏa thuận tước về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ; nếu không thỏa thuận thì bên chậm trả tiền phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính sau cũng với lãi chậm trả như sau: Trả đủ số tiền nợ gốc; trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất các bên đã thỏa thuận; nếu không thỏa thuận thì số tiền lãi tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại khoản 1 điều 468 Bộ luật dân sự 2015.
Căn cứ Điều 1
Như vậy, lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: (20 x 9 ) : 100 = 1.8 %/năm
Do đó, lãi suất cho vay tối đa trung bình 1 tháng là: 1.8 : 12 = 0.15 %/tháng.
Như vậy, mức lãi suất do hai bên thỏa thuận, tuy nhiên không được vượt quá 0.15%/tháng. Nếu lãi suất hiện nay vượt quá 0.15%/tháng thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty bán hàng cho bạn đang có trụ sở để yêu cầu Tòa án xem xét điều khoản lãi suất vay trong hợp đồng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật dân sự 2015.