Khái quát về nghĩa vụ quân sự? Tốt nghiệp đại học xong có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Tốt nghiệp đại học, bố tôi là bệnh binh có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Hiên nay, khi đất nước ta đang sống trong thời bình những việc tham gia nghĩa vụ quân sự của thanh niên cũng không phải vì thế mà dừng hoạt động. Cũng chính vì vậy ngoài việc huấn luyện để trở thành một người lính tốt thì môi trường quân đội hiện nay thì lại đucợ xem như là một ngôi trường đại học mới. Bởi vì trong môi trường này người lính sẽ đucợ đạo tạo và trang bị các kiế thức về an ninh quốc phòng, kiến thức về sử dụng khí tài quân sự, rèn luyện kỷ luật, học tập thói quen làm việc có kế hoạch từ trong sinh hoạt, lao động hằng ngày trong lực lượng vũ trang. Vậy theo như quy định của pháp luật đối với những thanh niên sau khi học đại học xong hoặc nói theo các khác là tốt nghiệp đại học thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Đây chắc hẳn là một trong những văn khoăn rất lớn của các thah niên. Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Khái quát về nghĩa vụ quân sự?
Nghĩa vụ quân sự là sự phục vụ của một cá nhân hoặc một nhóm trong quân đội hoặc các lực lượng dân quân khác, cho dù là một công việc đã chọn (tình nguyện) hay là kết quả của một quân dịch không tự nguyện (nghĩa vụ).
Bên cạnh đó, theo như quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự năm 015 có quy định về khái niệm nghĩa vụ quâ sự như sau: ” 1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.”
Một số quốc gia yêu cầu một số lượng nghĩa vụ quân sự cụ thể từ mọi công dân, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như giới hạn được xác định bởi niềm tin thể chất hoặc tôn giáo của quân đội. Các quốc gia đăng ký nghĩa vụ quân sự thường cũng dựa vào việc công dân lựa chọn tham gia lực lượng vũ trang như một sự nghiệp. Một số quốc gia có lực lượng vũ trang không bao gồm nhân viên của họ. Thay vào đó, họ thúc đẩy sự nghiệp quân sự để thu hút và lựa chọn tân binh; xem tuyển quân.
Một số quốc gia, thường là nhỏ hơn, hoàn toàn không có lực lượng vũ trang hoặc dựa vào lực lượng an ninh nội địa có vũ trang
2. Tốt nghiệp đại học xong có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Như đã iết thì một trong những trách nhiệm và nghĩa vụ mà công dân cần thực hiện đó chính là tham gia nghĩa vụ quân sự. Mọi công dân phải nghêm túc chấp hành quy định của Nhà nước để hướng tớ một mục đích cao cả đó chính là phụng sự Tổ quốc. Theo đó, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự nêu chi tiết tại Điều 30,
Tại Điều 30
“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Nhu vậy, đối với những sinh viên trúng tuyển trung cấp, cao đẳng, đạo học sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Sau khi tốt nghiệp, những đối tượng này phải thực hiện nghĩa vụ công dân đến hết năm 27 tuổi. Đồng thời khi đối tượng đó phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn do Nhà nước yêu cầu và nhận được giấy gọi, công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những cá nhân tham gia nghĩa vụ quân sự sau khi tốt nghiệp Đại học sẽ được pháp luật quy định ưu tiên như sau: được ưu tiên bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn; ưu tiên xét đi học nâng cao chuyên môn; được đánh giá cao hơn; ưu tiên cộng điểm tuyển dụng công chức viên chức sau khi xuất ngũ hoặc có thể được giữ lại quân đội để phục vụ. Cụ thể:
– Thứ nhất, Ưu tiên bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn
Nhà nước ưu tiên đặc biệt đối với hạ sĩ quan, binh sĩ sau thời gian phục vụ trong quân đội. Đồng thời, một trong những ưu tiên khác mà công dân được hưởng sau khi trở về địa phương nếu công dân có nhu cầu,chính quyền các cấp sẽ bố trí cho công dân việc làm. Mà việc làm này sẽ được xác định là phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bằng cấp của công dân.
Không những vậy mà ưu đãi về tiền lương cũng là một phần được nhận thấy trong ưu đãi đối với phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bằng cấp của công dân. Thông thường, đối tượng công chức, viên chức sau khi trúng tuyển sẽ phải tập sự và hưởng 85% lương. Riêng trường hợp đã tham gia quân đội thì được hưởng 100% lương chính thức. Kèm theo đó là các loại phụ cấp chức vụ, vị trí việc làm.
– Thứ hai, Ưu tiên xét đi học nâng cao chuyên môn
Được nhận định là một lợi thế của công dân khi tham gia nghĩa vụ dân sự mà có tấm bằng đại học. Bởi vì khi tham gia vào hàng lối quân ngũ bạn sẽ được tổ chc cân nhắc tiếp tục cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Từ đó, bạn vừa được cải thiện về năng lực, vừa nâng cao kiến thức, nghiệp vụ. Đặc biệt hơn, một số trường hợp còn cải thiện về tiền lương khi xếp vào ngạch bậc cao hơn.
– Thứ ba, được đánh giá cao hơn
Khi tham gia môi trường quân đội, công dân được rèn luyện, thử thách bản thân. Bạn có cơ hội ứng dụng thực tiễn bằng những kiến thức trong sách vở. Từ đó, bản thân ngày càng hoàn thiện về cả sức khỏe lẫn trí tuệ, tầm hiểu biết. Nếu thể hiện tốt khả năng, cơ hội quân nhân được cấp trên cân nhắc rất lớn.
– Thứ tư, ưu tiên cộng điểm tuyển dụng công chức viên chức sau khi xuất ngũ
Công dân có thể tham gia thi tuyển công chức, viên chức sau khi hoàn thành thời gian rèn luyện trong quân ngũ. Đồng thời bộ đội xuất ngũ được cộng điểm ưu tiên, đối với những kỳ thi tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp tại Việt Nam.
Thứ năm, có thể được giữ lại quân đội để phục vụ
Một số trường hợp được đơn vị giữ lại để tiếp tục phục vụ sau khi kết thúc thời gian đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên quân nhân chuyên nghiệp có đủ phẩm chất chính trị, sức khỏe, đạo đức, lý lịch minh bạch, rõ ràng và có văn bằng, chứng chỉ phù hợp thì mới đủ tiê chuẩn yêu cầu quy định.
3. Tốt nghiệp đại học, bố tôi là bệnh binh có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang là sinh viên năm cuối của trường Đại học Vinh. Năm nay tôi 23 tuổi. Hiện tôi đang là trường hợp được hoãn gọi nghĩa vụ quân sự. Bố tôi hiện đang là bệnh binh bị mất sức lao đông là 70%. Vậy sang năm 2016 sau khi tốt nghiệp đại học tôi có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Tôi có được miễn gọi nghĩa vụ quân sự hay không?
Luật sư tư vấn:
Như đã dẫn chứng tại Điều 30 ở trên thì công dân được gọi nhập ngủ khi đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng). Hàng năm, Ban chỉ huy quân sự địa phương sẽ rà soát và lập danh sách gọi công dân đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự (từ 18 đến hết 25 tuổi). Đối với công dân học xong đạo học có phải đi nghĩa vụ quân sự.
Trường hợp của bạn, năm nay bạn 23 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học bạn 24 tuổi. Như vậy, xét trong quy định trên thì bạn hoàn toàn nằm trong độ tuổi gọi nhập ngũ. Khi bạn tham gia học tập tại trường đại học thì bạn chỉ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự chứ không được miễn nghĩa vụ quân sự. Vì thế, sau khi tốt nghiệp đại học bạn vẫn sẽ được gọi tham gia nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên, bố bạn lại là bệnh binh bị mất khả năng lao động là 70 %. Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự thì các trường hợp công dân được miễn gọi nhập ngũ bao gồm:
“a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.”
Như vậy, trường hợp của bạn sẽ không được miễn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41