Tiền lương là một trong những mục tiêu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người lao động. Vậy, hiện nay có những văn bản Luật, Nghị định,Thông tư về tiền lương còn hiệu lực?
Mục lục bài viết
1. Tiền lương trong pháp luật Việt Nam được hiểu như thế nào?
Tiền lương là một thuật ngữ phổ biến và được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Dưới góc độ kinh tế, tiền lương có thể được gọi là tiền công hoặc là thù lao khi hai bên thỏa thuận
Vì vậy, nhà nước mới quy định từng địa phương hoặc từng vùng sẽ có một mức lương tối thiểu để đảm bảo một cuộc sống tối thiểu tại từng địa phương. Theo quy định tại Điều 90
+ Tiền lương bao gồm mức lương được trả theo công việc hoặc chức danh được đảm nhiệm ngoài ra còn có phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh bổ nhiệm không được thấp hơn mức lương tối thiểu mà nhà nước đã quy định;
+ Khi thực hiện thỏa thuận về
– Các căn cứ để quyết định mức tiền lương của người lao động:
+ Trước khi các bên ký kết hợp đồng lao động thì phải quy định về trả tiền lương trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việc thỏa thuận mức lương này không được thấp hơn với mức tối thiểu mà pháp luật Việt Nam đã ghi nhận;
+ Ngoài ra căn cứ vào năng suất chất lượng lao động và hiệu quả công việc thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương trả hàng tháng;
+ Tiền lương có thể được lựa chọn việc trả trực tiếp cho người lao động và cần đảm bảo đầy đủ với mức lương đã thỏa thuận đúng thời hạn.
2. Tổng hợp bộ luật, luật về tiền lương còn hiệu lực:
– Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015;
– Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014;
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Luật việc làm năm 2013;
– Luật công đoàn năm 2012;
– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.
3. Tổng hợp Nghị định về tiền lương còn hiệu lực:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Hướng dẫn bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về tuổi nghỉ hưu;
– Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan tổ chức đơn vị;
– Nghị định 104/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ công chức;
– Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Nghị định 14/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu;
– Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
– Nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Về sửa đổi quy định về tuyển dụng công chức viên chức nâng ngạch công chức thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước đơn vị sự nghiệp công lập;
–
4. Tổng hợp các thông tư liên quan về tiền lương có hiệu lực:
– Thông tư 04/2021/TT-BCT của Bộ Công thương: Quy định về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm việc trong hầm lò;
– Thông tư 03/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Về sửa đổi chế độ nâng bậc lương thường xuyên nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động;
– Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục đào tạo: quy định về mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non công lập;
– Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục đào tạo: quy định về mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp hạng viên chức giảng dạy trong trường tiểu học công lập;
– Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục đào tạo: quy định về mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương viên chức giảng dạy trong trường trung học cơ sở công lập;
– Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, thương binh và xã hội : Quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
– Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, thương binh và xã hội: Quy định về cơ sở thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;
– Thông tư 16/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, thương binh và xã hội: Về định mức kinh tế-kỹ thuật về đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho 46 ngành, nghề;
– Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, thương binh và xã hội: Hướng dẫn về việc thu thập lưu trữ tổng hợp cung cấp công bố đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây bất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng.
5. Tiền lương đem lại giá trị như thế nào?
– Đối với doanh nghiệp:
Như đã biết, tiền lương đem lại giá trị rất lớn không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với người lao động. Hệ thống tiền lương được xây dựng trong doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được những mục tiêu cơ bản trong quá trình hoạt động của mình cụ thể như sau:
+ Hệ thống tiền lương của một doanh nghiệp là tiền đề nhằm thu hút những nhân viên có năng lực kinh nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Những người lao động đi tìm việc thông thừa sẽ có nhu cầu muốn biết mức lương chính xác cho những công việc của họ sẽ làm, về chế độ khen thưởng, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp hay những khó khăn thách thức trong công việc. Chính vì vậy, khi người sử dụng lao động đưa ra một mức lương đề nghị khi tiến hành tuyển dụng thì là một trong những yếu tố cơ bản để người lao động đưa ra quyết định lựa chọn ở lại gắn bó với doanh nghiệp hay không. Mức lương cao đồng nghĩa có khả năng thu hút những nhân viên giỏi và nhiệt huyết trong công việc;
+ Hệ thống tiền lương được xây dựng lên nhằm mục đích khuyến khích và động viên nhân viên thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc. Khi làm việc người nhân viên có mong muốn sẽ đạt được một mức lương phù hợp với khả năng và năng lực của mình tuy nhiên cũng rất cần sự công nhận và sự tán thưởng từ doanh nghiệp. Sự tán dương này có thể được thể hiện thông qua một mức tiền thưởng nhất định hoặc thông qua những lời nói hoặc những buổi tổ chức tuyên dương. Đương nhiên để đạt được điều này sẽ phải xem xét và đánh giá mức độ thực hiện công việc hoàn thành như thế nào;
– Mức tiền lương được đưa ra khi tuyển dụng một nhân viên và số tiền thực để trả cho người lao động cũng cho thấy về khả năng tài chính của công ty và nguồn lợi nhuận khi thực hiện các hoạt động về kinh doanh. Điều này thể hiện tiềm năng kinh tế, sự phát triển của doanh nghiệp đó.
– Đối với các cá nhân là người lao động:
+ Tiền lương phản ánh rõ được năng lực làm việc hiệu quả trong công việc. Một phần về trình độ của người lao động khi thực hiện tham gia giao kết hợp đồng với bên sử dụng lao động từ đó có thể định hướng được người lao động cố gắng hoàn thiện, phát triển, xây dựng kiến thức và các kỹ năng trong cuộc sống phục vụ trong công việc;
+ Tiền lương giúp duy trì cuộc sống của chính bản thân người lao động và gia đình của họ; Tiền lương cũng là động lực để cho người lao động quan tâm đến chất lượng và hiệu quả công việc. Trong quá trình làm việc trong công ty thì luôn có những biểu hiện chấp hành tốt liên quan đến kỉ luật lao động.
Như vậy, trong quan hệ lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động thì dưới góc độ pháp lý việc người sử dụng lao động thực hiện chi trả tiền lương cho người lao động là một quy định rất phù hợp và thực tế. Bởi lẽ, có quy định này vì người lao động đã bỏ ra rất nhiều công sức và chất xám để cống hiến và hoàn thành trách nhiệm công việc mà người sử dụng lao động giao phó. Vì vậy, người sử dụng lao động phải chi trả phần tiền lương để bù đắp sự tổn hao sức khỏe của người lao động này và điều này là vô cùng hợp lý đảm bảo sự công bằng đối với các cá nhân với nhau.