Quyền bầu cử và ứng cử là những quyền cơ bản của công dân. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền cơ bản này của công dân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quyền bầu cử và ứng cử là những quyền cơ bản của công dân. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền cơ bản này của công dân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, công ty
Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân được quy định tại Điều 126 Bộ luật hình sự như sau:
“1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến hai năm:
A) Có tổ chức;
B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
C) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Cũng như các tội phạm khác, cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân gồm: chủ thể của tội phạm, mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.
1. Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm xâm phậm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác trước hết phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, đối với tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này vì cả khoản 1 và khoản 2 đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
Thông thường chủ thể của tội phạm này là bất kì ai, nhưng trong một số trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định.
2. Mặt khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm là quyền bầu cử, ứng cử của công dân, đây là những quyền cơ bản của công dân.
Nếu theo Hiến pháp năm 1992 thì quyền bầu cử, ứng cử là khách thể của tội phạm này chỉ bao gồm quyền bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hộ, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chứ không bao gồm quyền bầu cử, ứng cử các chức vụ trong các cơ quan, tổ chức khác như: bầu cử đại biểu đi dự đại hội Đảng các cấp, bầu cử các chức danh của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội….
Tuy nhiên, theo cách hiểu tại điều luật thì khách thể của tội phạm này không chỉ giới hạn quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp mà còn bao gồm các quyền bầu cử, ứng cử bất cứ vào cơ quan, tổ chức nào. Khách thể của tội phạm này chỉ bao gồm quyền bầu cử, ứng cử liên quan đến quyền của công dân.
Đối tượng tác động của tội phạm này khó xác định được cụ thể, không phải là lá phiếu hoặc danh sách cử tri hoặc ứng cử mà chính là tinh thần của con người, cho cho con người bị lừa gạt, bị mua chuộc, bị cưỡng éo không thực hiện được quyền bầu cử, ứng cử của mình.
3. Mặt khách quan của tội phạm:
* Hành vi khách quan:
Các hành vi của tội phạm này bao gồm:
Lừa gạt người khác: dùng các thủ đoạn gian dối, trái pháp luật làm cho người khác tin và thực hiện không đúng quyền bầu cử, ứng cử củ mình. Thực tiễn cho thấy, người phạm tội thực hiện hành vi gian dối để lừa gạt người khác bằng nhiều thủ đoạn khác nhau với mục đích làm cho người khác không thực hiện được hoặc không thực hiện đúng hoặc đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử của mình. Do đó, khi xác định người phạm tội có hành vi lừa gạt chỉ cần xác định họ có hành vi gian dối là đủ mà không cần xác định động cơ của người phạm tội.
Mua chuộc là dùng tiền hoặc lợi ích vật chất, tinh thần để lôi kéo người khác làm theo ý mình, làm cho người khác không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng quyền bầu cử, quyền ứng cử của họ.
Cưỡng ép là hành vi dùng quyền lực hăm dọa, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ép buộc người khác không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền bầu cử, quyền ứng cử của họ.
Thủ đoạn khác là những thủ đoạn không phải là lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép. Nhà làm luật quy định như vậy có ý dự phòng những trường hợp không phải là lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép mà vẫn cản trwor quyền bầu cử, ứng cử của công dân vẫn là hành vi cấu thành tội phạm này.
* Hậu quả:
Hậu quả của tội phạm này là những thiệt hại về quyền con người được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, cụ thể là quyền bầu cử, ứng cử bị xâm phạm.
Nếu người phạm tội do thực hiện những thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép hoặc thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, ưng cử của công dân mà còn gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc về tài sản thì người phạm tội còn phải bị truy cứu TNHS về tội phạm tương ứng với hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân được thực hiện do lỗi cố ý, tức là người phạm tội nhận thức được rõ hành vi xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức được rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. Người phạm tội thực hiện hành vi của mình do lỗi cố ý trực tiếp.
Nếu do không am hiểu pháp luật, không nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật mà vô tình tiếp tay cho người phạm tối, thì không phải là hành vi phạm tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân.
Người phạm tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân với nhiều động cơ khác nhau; động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ phạm tội của người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
Mục đích của người phạm tội là mong muốn cản trở được người khác thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của họ.