Quyền được đảm bảo bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của mỗi người là quyền được pháp luật bảo vệ.
Quyền được đảm bảo bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của mỗi người là quyền được pháp luật bảo vệ. Công ty tư vấn xin cung cấp những quy định của pháp luật liên quan đến tội phạm này tới quý khách hàng quan tâm.
Luật sư
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác được quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sự như sau:
“1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
A) Có tổ chức;
B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
C) Phạm tội nhiều lần;
D) Gây hậu quả nghiêm trọng;
Đ) Tái phạm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Dấu hiệu cấu thành tội phạm này bao gồm: chủ thể của tội phạm, mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.
1.Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm xâm phậm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác trước hết phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, đối với tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này vì cả khoản 1 và khoản 2 đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
Thông thương chủ thể của tội phạm này là bất kì ai, nhưng trong một số trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định.
2. Mặt khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội phạm xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là quyền an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của người công dân.
Đối tượng tác động của tội phạm này là thư, điện báo, telex, fax, các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính.
Thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính là thư, điện thoại, telex, fax hoặc văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính của Nhà nước hoặc tổ chức thì người phạm tội không vị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này mà tùy trường hợp cụ thể người phạm tội vị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng. Ví dụ: hành vi chiếm đoạt một công văn mật của cơ quan nhà nước là hành vi phạm tội chiếm đoạt tài liệu bí mật của nhà nước quy định tại Điều 263 Bộ luật hình sự.
3. Mặt khách quan của tội phạm.
* Hành vi khách quan.
Người phạm tội có thể thự hiện hành vi chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính là làm cho thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính không đến đượcv ới người nhận bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lén lút, giand ối, bội tín, công nhiên …
Nếu chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính để dùng vào mục đích khác và hành vi dùng vào mục đích của người phạm tội lại cấu thàh một tội phạm độc lập thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội vị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng nếu hành vi chiếm đoạt chỉ là phương tiện để thực hiện mục đích. Ví dụ: chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các băn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính dùng vào mục đích gián điệp thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về rội gián điệp quy định tại Điều 80 Bộ luật hình sự. Nếu chiếm đoạt thư của người khác rồi bóc ra xem thấy có nội dung mà người phạm tội thấy có thể lừa dối người khác chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội vừa bị truy cứu TNHS về tội xâm phạm bí mật hoặc thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, vừa vị truy cứu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các văn bản mà người phạm tội chiếm đoạt không phải là văn bản được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tình và không có nội dung, tính chất thư tín, điện tín thì không phải là hành vi phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác không phải là hành vi chiếm đoạt thư tín, điện báo, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính. Hành vi này rất đa dạng, được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như nghe trộm điện thoại, bóc và đọc trộm thư, tiêu hủy thư, điện báo, fax… của người khác. Đối với hành vi này, khi xác định phải có hành vi phạm tội bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hay không, cần phải đối chiếu với các quy định về bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của các cơ quan chức năng chuyên ngành như bưu điện, viễn thông….
Tuy không phải là hành vi nhưng lại là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm này, đó là đã bị xử lý kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính, hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín mà còn vi phạm.
*Hậu quả
Hậu quả của tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là gây ra nhưng thiệt hại về vật chất và tinh thần cho con người hoặc gây ra nhưng thiệt hại về an ninh, trật tự an toàn xã hội. Những thiệt hạu này có thể tính ra được bằng tiền nhưng cũng có thể không tính ra được bằng tiền.
Hậu quả của hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, trước hết là làm cho thư tín, điện thoạt, điện tín không còn giữ được bí mật hoặc không đến được người nhận và do không giữ được bí mật hay không đến được với người nhận nên có thể gây ra hậu quả khác về vật chất hay tinh thần cho người khác.
Hậu quả của tội phạm này chỉ là bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín bị xâm phạm, nên chỉ cần xác định thư tín, điện thoại, điện tín bị lội, bị chiếm đoạt hoặc bị xâm phạm là tội phạm đã hoàn thành, còn các hậu quả khác do thư tín, điện thoại, điện tín bị lộ, bị chiếm đoạt hoặc bị xâm phạm chỉ có ý nghĩa trong việ xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội để quyết định hình phạt.
4. Mặt chủ quan của tội phạm.
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác được thực hiện do lỗi cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là hành vi trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn cố ý để mặc hậu quả xảy ra. Người phạm tội với lỗi có ý trực tiếp
Người phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác cso nhiều động cơ khác nhau: động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ của người phạm tội chỉ có ý thức trong việc quyết định hình phạt.
Mục đích của người phạm tội là mong muốn xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Tuy nhiên mức độ có khác nhau, có người chỉ mong muốn xem trộm rồi dán lại, có người chiếm đoạt…
Mục lục bài viết
1. Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại
Trong cuộc sống thường ngày, ai cũng có những bí mật đời tư mà bản thân không muốn cho người khác biết. Bí mật đời tư được hiểu là những thông tin hợp pháp về đời sống tinh thần, vật chất và các mối quan hệ xã hội của cá nhân trong quá khứ hay hiện tại. Những thông tin này sẽ được pháp luật bảo vệ nếu như nó mang tính hợp pháp và chưa từng được cá nhân đó công khai ở nơi công cộng cho mọi người được biết.
Ngày nay, những điều bí mật này đã được pháp luật bảo vệ và quy định nó thành một trong những quyền bất khả xâm phạm của con người. Nếu ai vi phạm sẽ bị pháp luật xét xử theo Điều 125 của Bộ luật Hình sự về “tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác”. Cụ thể:
“1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:
a) Có tổ chức
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
c)Phạm tội nhiều lần
d) Gây hậu quả nghiêm trọng
đ) Tái phạm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.
Tuy nhiên, thực tế ở nước ta, vấn đề này còn chưa được xem trọng và quan tâm thích đáng. Bằng chứng là trong thời gian vừa qua, trên các phương tiện truyền thông đề cập rất nhiều những vụ kiện liên quan đến các hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại của người khác.
Hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thọai người khác được hiểu là toàn bộ những hành động, phản ứng bên ngoài của cá nhân nhằm xâm hại những thông tin hợp pháp về đời sống tinh thần, vật chất và các mối quan hệ xã hội của cá nhân khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân đó. Những hành vi này thường gây tổn hại tinh thần hay vật chất của người khác trong hiện tại hoặc tương lai.
Như vậy, mức phạt đối với tội danh này là tùy thuộc vào mức độ vi phạm để xử lý, mức phạt nhẹ nhất là cảnh cáo hoặc phạt tiền, hoặc có thể bị xử phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
2. Khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trong điều tra
Ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền điều tra phải tiến hành các biện pháp điều tra để thu thập chứng cứ, làm rõ các tình tiết của vụ án nhằm đảm bảo xét xử đúng người đúng tội và không làm oan người vô tội. Để có bản kết luận điều tra làm căn cứ gửi cho viện kiểm sát truy tố, cơ quan có thẩm quyền điều tra, người trực tiếp tiến hành điều tra phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp điều tra như: hỏi cung, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định, khám xét… Một trong các biện pháp đó là khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
Khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm là biện pháp điều tra do những người có thẩm quyền tiến hành bằng cách thu giữ, lục soát, tìm kiếm, xem nội dung của thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm của một người nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan trực tiếp đến vụ án. Tại Điều 21 Hiến pháp 2013 đã ghi nhận quyền cơ bản của công dân, đó là: Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luậtthư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác. Chính vì vậy, việc khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm khi điều tra vụ án hình sự phải được tiến hành khi thật sự cần thiết và theo một trình tự, thủ tục nhất định để không xâm phạm quyền bí mật thông tin riêng tư của công dân. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm như sau:
– Căn cứ khám xét: Trong trường hợp người có điện thoại, điện tín, thư tín (bao gồm cả người nhận và người gửi) đang liên quan đến vụ án hình sự, nếu thấy cần thiết, cơ quan điều tra có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát, thu giữ điện thoại, điện tín, thư tín để thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
– Thẩm quyền ra lệnh khám xét: Người có thẩm quyền ra lệnh khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành trừ rường hợp không thể trì hoãn được. Đối với trường hợp không thể trì hoãn, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
– Thủ tục khám xét:
+) Khi khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩmphải có lệnh thu giữ, khám xét và người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan trước khi tiến hành thu giữ, khám xét.
+) Tiến hành thu giữ, khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện bưu phẩm: Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan bưu điện chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
+) Lập biên bản khám xét: Khi tiến hành khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm Điều tra viên phải lập biên bản. Biên bản phải được đọc lại cho những người tham gia buổi khám xét nghe và có chữ ký của những người tham gia buổi khám xét.
+) Thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết: Sau khi khám xét, thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
– Trách nhiệm của người ra lệnh và thi hành lệnh khám xét, thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm: Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác theo Điều 125 Bộ luật hình sự.
3. Cơ quan nào được thu giữ thư tín, bưu phẩm để điều tra?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi, bưu tín, bưu phẩm tại bưu điện do Cơ quan nào được phép thu giữ khi điều tra vụ án hình sự? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều 144 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 quy định:
Việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện được quy định như sau:
Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản và sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan phải giúp đỡ người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan bưu điện chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
Như vậy, việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện sẽ do Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ, được Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn.
Khi thu giữ phải có đại diện cơ quan bưu điện chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản. Cơ quan đã thu giữ này phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết trước hoặc sau khi tiến hành điều tra.
4. Xử lý hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện tín của người khác?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm việc ở 1 trường mầm non. Quy định lớp tôi và 1 lớp nữa sử dụng chung 1 cái laptop, 2 lớp là 4 giáo viên. Tôi có đăng nhập facebook nhưng lại quên đăng xuất, khi người đó sử dụng thì đã vào messenge của tôi để đọc tin nhắn, ngoài ra còn chụp lại và gởi thêm cho 1 người khác nữa, và cái tin nhắn mà người đó chụp và xem thì nó là ở hàng gần cuối cùng, chứng tỏ cô ta cố ý xâm phạm vào quyền riêng tư của tôi. Vậy tôi có quyền kiện cô ta xâm phạm quyền riêng tư của tôi không?
Luật sư tư vấn:
Theo nguyên tắc tại Điều 21
“Điều 21.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Điều 38
Luật sư
Như vậy, quyền của cá nhân đối với bí mật thư tín, điện tín là quyền được pháp luật bảo vệ. Hành vi tự ý đọc tin nhắn facebook của bạn và chụp ảnh màn hình những tin nhắn đó gửi cho người khác của giáo viên kia là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy mức độ hành vi cũng như hậu quả mà người đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu người đó có hành vi sử dụng những tin nhắn đó nhằm mục đích quấy rối, đe dọa, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm g) Khoản 3 Điều 66
Ngoài ra, hành vi của người này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 125 “
“Điều 125. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, theo các quy định trên, nếu người đó sử dụng những tin nhắn đó để quấy rối, đe dọa, xuyên tạc, vu khống hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn thì bạn nên trình báo đến cơ quan công an cấp xã, phường nơi người đó đang cư trú để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, nếu người đó không sử dụng những tin nhắn đó nhằm mục đích nêu trên thì sẽ không áp dụng chế tài để xử lý mà bạn chỉ có quyền yêu cầu người đó công khai xin lỗi, cũng như yêu cầu xóa những tin nhắn họ đang lưu trữ.