Tội vi phạm về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường là gì? Tội vi phạm về phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường tên tiếng Anh là gì? Các quy định của pháp luật về tội vi phạm về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng và đang ở mức báo động, thâm chí ở nhiều nơi môi trường còn bị tàn phá nặng nề bởi các hoạt động khai thác trái phép của con người, không có biện pháp ngăn chặn, phònh ngừa với những sự cố, hậu quả môi trường. Để ngăn ngừa tình trạng này, bộ luật hình sự đã có quy định về tội vi phạm về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.
Căn cứ pháp lý:
1. Tội vi phạm về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường là gì?
Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục cố môi trường là hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên hoặc gây thiệt hại từ 01 ti đồng trở lên.
2. Tội vi phạm về phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường tên tiếng Anh là gì?
Tội vi phạm về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường tên tiếng Anh là gì: “Offences against regulations on prevention, response, and relief of environmental emergencies”.
3. Các quy định của pháp luật về tội vi phạm về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
Tội vi phạm về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường được quy định tại Điều 237
“Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237)
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường;
b) Vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại 7.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.”
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi:
– Vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường: Đây là hành vi của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường mà không thực hiện các biện pháp phòng ngừa đã được quy định tại Điều 108 Luật bảo vệ môi trường. Cụ thể:
+ Không lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự c môi trường; cố + Không lắp đặt, trang bị các các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;
+ Không đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;
+ Không tuân thủ thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật; + Không có biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.
– Vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường: Đây là hành vi không thực hiện trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường đã được quy định tại Điều 109 Luật bảo vệ môi trường. Cụ thể:
+ Không thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; không tổ chức cứu người, tài sản; không
+ Không thực hiện trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời… )
– Vi phạm quy định về khắc phục sự cô môi trường: Đây là hành vi không thực hiện trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường đã được quy định cụ thể tại Điều 112 Luật bảo vệ môi trường. Cụ thể:
+ Không thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
+ Không tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng;
+ Không thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường;
-Không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường …
– Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng;
-Tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; d
– Thiệt hại từ 01 tỉ đồng trở lên.
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tôi phạm là người có nghĩa vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc sự cố môi trường theo quy định của Luật môi trường.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tôi đối với hành vi vi phạm là lỗi cố ý nhưng đối với hậu quả đã gây ra là lỗi vô ý
Hình phạt
Hình phạt đối với tội danh này được quy định như sau:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại 7.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.”
– Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS.
+ Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
+ Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Làm chết người
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
– Gây thiệt hại từ 03 tỉ đồng đến dưới 07 tỉ đồng.
+ Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Làm chết 02 người trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
– Gây thiệt hại 07 tỉ đồng trở lên.
+ Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là:
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
+ Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS được quy định:
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1, thì bị phạt tiền từ 01 ti đồng đến 03 tỉ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2, thì bị phạt tiền từ 03 ti đồng đến 05 tỉ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3, thì bị phạt tiền từ 05 tỉ đồng đến 10 tỉ đồng hoặc bị đình chỉ có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 của BLHS, thì bị đình chi hoạt động vĩnh viễn;
– Hình phạt bổ sung cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.