Tội vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự là gì? Tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự tên tiếng Anh là gì? Các quy định của pháp luật về tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự?
Tội vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật là một trong những tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự. Hành vi của người được giao vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự để thực hiện nhiệm vụ nhưng sử dụng không đúng mục đích, trái quy định, gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy tội vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự là gì?
Căn cứ pháp lý:
1. Tội vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự là gì?
– Tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, được hiểu là hành vi của quân nhân sử dụng vũ khí quân dụng không đúng với quy định của Nhà nước và quân đội.
– Hành vi của người phạm tội được giao vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự nhưng đã sử dụng vũ khí, trang bị kỳ thuật quân sự đó không đúng mục đích như dùng súng bắn chim, dùng lựu đạn ném cá… gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc về tài sản của Nhà nước hoặc công dân thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự tên tiếng Anh là gì?
Tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự tên tiếng Anh là: “Offences against regulations of law on use of military weapons or equipment”.
3. Các quy định của pháp luật về tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự
Tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật được quy định tại Điều 412 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:
“1. Người nào vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.”
(Article 412. Offences against regulations of law on use of military weapons or equipment
1. Any person who violates regulations on use of military weapons or equipment and causes serious consequences shall face a penalty of up to 03 years’ community sentence or 06 – 60 months’ imprisonment.
2. This offence committed in any of the following cases shall carry a penalty of 03 – 10 years’ imprisonment:
a) The offence is committed in battle;
b) The offence is committed in a warzone;
c) The offence results in very serious consequences or extremely serious consequences. )
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự
– Mặt khách thể tội vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự:
– Tội phạm xâm phạm chế độ của quân đội trong quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác, tài sản của Nhà nước hoặc công dân.
– Khoản 2, Điều 3 –
– Vũ khí quân dụng gồm:
+ Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
+ Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
+ Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
+ Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
– Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
– Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
– Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
– Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.
– Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh
– Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.
– Công cụ hỗ trợ gồm:
+ Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
+ Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
+ Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
+ Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
* Nguyên tắc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
– Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.
– Người sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng.
– Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích và hạn chế tối đa thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.
– Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được xử lý hoặc tiêu hủy.
Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng:
– Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng cho các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng cho các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, thực hiện như sau:
+ Văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại vũ khí đã được trang bị và số lượng, chủng loại vũ khí cần trang bị mới cho cơ quan, tổ chức, đơn vị. Văn bản đề nghị do lãnh đạo bộ, ngành ký nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu trang bị ở trung ương hoặc do lãnh đạo ban, ngành ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu trang bị ở địa phương;
+ Văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng của các bộ, ngành ở trung ương gửi Bộ Công an. Văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng của các ban, ngành ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng thì Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét báo cáo Bộ Công an quyết định;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng, Bộ Công an phải cấp giấy phép được trang bị, cấp
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cung cấp hoặc chuyển nhượng vũ khí quân dụng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng gồm có văn bản đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị; giấy phép được trang bị vũ khí quân dụng của Bộ Công an; hóa đơn kiêm phiếu xuất kho của cơ quan cung cấp, chuyển nhượng vũ khí quân dụng, trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí quân dụng; giấy giới thiệu và Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đến làm thủ tục;
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được trang bị vũ khí quân dụng nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng tại Bộ Công an Cơ quan tổ chức, đơn vị ở địa phương được trang bị vũ khí quân dụng nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị;
+ Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng có giá trị 05 năm, chỉ cấp cho cơ quan tổ chức, đơn vị được trang bị; giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng hết hạn, bị mất được cấp lại, bị hỏng được cấp đổi, bị thu hồi khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị giải thể.
– Về mặt khách quan:
+ Về hành vi:
Có hành vi vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng. Được hiếu là hành vi sử dụng các loại vũ khí quân dụng không đúng với quy định của Nhà nước và quân đội như dùng vũ khí để đe dọa người khác, sử dụng súng để săn bắn…
+ Về hậu quả:
Hành vi phạm tội nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này (xem giải thích tương tự tội chống mệnh lệnh).
– Về mặt khách thể:
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ sử dụng, quản lý vũ khí trong quân đội, ngoài ra còn xâm phạm đén tính mạng, sức khỏe của người khác, xâm phạm đến tài sản của Nhà nước và công dân.
– Về mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
– Về mặt chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ quân nhân nào.
Hình phạt của tội vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự:
Điều luật quy định hai khung hình phạt cơ bản như sau:
– Khung 1: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
– Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Trong chiến đấu;
+ Trong khu vực có chiến sự;
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.