Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện là gì? Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện tiếng Anh là gì? Cấu thành tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện? Hình phạt của tội vi phạm quy định về an toàn công trình điện?
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều các công trình điện như các nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện,… Với đặc thù của điện năng, thì khi công trình điện vận hành không được đảm bảo an toàn sẽ gây thiệt hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe, tài sản cũng như hoạt động sản xuất,… Do vậy, pháp luật hình sự đã quy định về tội phạm vi phạm quy định an toàn vận hành công trình điện. Hiện nay, tội phạm này được quy định tại Điều 314
1. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện
Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện là hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu thực hiện.
2. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện tiếng Anh là gì?
Tội vi phạm quy định về an toàn vân hành công trình điện tiếng Anh là “Offences against regulations of law on electricity work safety”.
3. Cấu thành tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội phạm này như sau:
“Điều 314. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực
1. Người nào cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang an toàn của công trình điện lực; gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện lực; đào hố, đóng cọc, xây nhà trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm; thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Các dấu hiệu thuộc chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm phải đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự là có thể là chủ thể của tội phạm này. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của tội phạm này. Chủ thể thực hiện tội phạm không bị mất năng lực nhận thức và điều khiển hành vi mà xã hội yêu cầu.
Bên cạnh đó theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì các chủ thể đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về an toàn vận hành công trình điện.
Đối tượng tác động của tội phạm này là hành lang bảo vệ an toàn vận hành công trình điện. Hành lang bảo vệ an toàn vận hành công trình điện là giải đất hoặc khoảng không gian được quy định bắt buộc xung quanh công trình điện nhằm bảo đảm an toàn vận hành cho công trình điện như: hành lang bảo vệ an toàn đường dây tải điện 500kV Bắc-Nam; hành lang bảo vệ trạm biến áp; hành lang bảo vệ đường dây dân điện dưới lòng đất, dưới biển, dưới sông, ngòi, kênh, rạch…
Công trình điện là các công trình sản xuất ra nguồn điện bao gồm: Nhà máy thủy điện hoặc nhiệt điện, các máy phát điện chạy bằng năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử, sức gió… và các hệ thống tải điện như: đường giây tải điện, các cột đỡ dây điện và các thiết bị phục vụ cho việc tải điện… Đối với các công trình điện đã hư hỏng không còn được sử dụng để vận hành điện thì không thuộc đối tượng tác động của tội phạm này.
Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm được liệt kê bao gồm các hành vi đó là:
– Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang an toàn của công trình điện lực;
– Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện lực;
– Đào hố, đóng cọc, xây nhà trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm;
– Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo;
– Lắp các thiết bị điện hoặc thi công đường điện không bảo đảm an toàn hoặc các hành vi khác gây mất an toàn vận hành công trình điện lực theo quy định của pháp luật thuộc
– Hoặc thực hiện một trong những hành vi trên mà xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định
Các hành vi trên có thể là hành vi khách quan của một số tội phạm khác. Nếu các hành vi trên vừa cấu thành tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện, vừa cấu thành tội phạm khác thì tùy trường hợp mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội hoặc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội. Về nguyên tắc, nếu hành vi cấu thành nhiều tội khác nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội nặng nhất, nhưng cũng có thể người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội mà họ đã thực hiện.
Hậu quả: Hậu quả của hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện vừa là dấu hiệu bắt buộc vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Đối với trường hợp là dấu hiệu bắt buộc thì hậu quả tối thiểu đó chính là làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.
Đối với trường hợp là dấu hiệu không bắt buộc thì khoản 4 của Điều luật này quy định như sau: “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời”. Như vậy, trong trường hợp này, thiệt hại thực tế chưa xảy ra, nên đây chính là trường hợp hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc
Để xác định hành vi có vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện hay không thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào các văn bản do Nhà nước quy định về an toàn vận hành công trình điện, về hành lang bảo vệ an toàn vận hành công trình điện.
Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện là do vô ý, tức là người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. (Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
4. Hình phạt của tội vi phạm quy định về an toàn công trình điện
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm đối với trường hợp làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. (Khoản 1 )
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm với trường hợp làm chết 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. (Khoản 2)
– Phạt tù từ 06 năm đến 10 năm với trường hợp làm chết 03 người trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. (Khoản 3)
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này (Khoản 4)
– Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.