Trộm cắp tài sản là gì? Quy định của luật về tội trộm cắp tài sản có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp?
Hiện nay, song song với sự phát triển của kinh tế, thì số lượng tội phạm ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đặc biệt là tội trộm cắp tài sản. Việc xử lý tội phạm trộm cắp tài sản cũng như những quy định liên quan đến tội trộm cắp tài sản luôn được đông đảo mọi người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm rõ về tội trộm cắp tài sản có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về tội trộm cắp tài sản:
– Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lý. Trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác.
– Điều 173 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
– Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm ;b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; g) Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trộm cắp tài sản gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người bị hại. Đồng thời, nó làm rối loạn trật tự an toàn xã hội. Một đất nước mà tỷ lệ tội phạm tăng cao là một đất nước an ninh thấp. Kéo theo đó là sự bất ổn trong đời sống của cá nhân, gây ra hoang mang, lo sợ cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ về việc định tội và xử lý hành vi phạm tội trộm cắp tài sản.
Như vậy, trộm cắp tài sản là hành vi lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, nếu vi phạm, người phạm tội hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có thể thấy, pháp luật quy định rất chặt chẽ, rõ ràng về tội trộm cắp tài sản. Bởi hiện nay, số lượng tội phạm liên quan đến vấn đề này ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Ở từng mức độ tội phạm khác nhau mà khung hình phạt cũng khác nhau. Thực tế, trộm cắp tài sản là tội danh phổ biến trong lĩnh vực hình sự. Xoay quanh tội phạm này, có rất nhiều vấn đề liên quan. Một trong số đó là tình tiết có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp.
2. Tội trộm cắp tài sản có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp:
– Đối với tội trộm cắp tài sản, bên cạnh việc áp dụng biện pháp xử lý dựa trên những chứng cứ phạm tội thu thập được, thì hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ. Các tình tiết tăng nặng của tội trộm cắp tài sản bao gồm:
– Bộ luật hình sự 2015 không có quy định riêng tội trộm cắp tài sản có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp. Đây được xem là một trong những tình tiết tăng nặng của tội trộm cắp tài sản. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được quy định tại điều 5
“Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;
Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.”
– Tính chất chuyên nghiệp được thể hiện ở việc cá nhân đã từng phạm tội trộm cắp tài sản trước đó và chưa được xóa án tích. Lần phạm tội hiện tội là sự tái phạm. Tái phạm được xem là sự không ăn năn, hối cải về việc mình đã làm, “ngựa quen đường cũ”; khi tái phạm, cá nhân sử dụng kinh nghiệm trong lần phạm tội trước đó để thực hiện hành vi vi phạm của mình. Người phạm tội đã từng bị xử lý về tội phạm của mình, đã có cái nhìn nhận về cái sai trong hành vi của bản thân, song vẫn vi phạm. Vậy nên, nó được xem là tình tiết tăng nặng, và xét về tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
– Tính chất chuyên nghiệp của hành vi phạm tội còn thể hiện ở việc: người phạm tội xem hành vi phạm tội là phương tiện kiếm sống, xem nó là nguồn thu nhập cho bản thân. Tức, hành vi phạm tội diễn ra rất nhiều lần. Cá nhân thực hiện tội phạm một cách thường xuyên, liên tục, thành thói quen. Điều này ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội.
Ví dụ: Nguyễn Văn H (30 tuổi) là nhân viên may của một công ty may mặc. Do vấn đề tài chính, nên năm 2017, công ty phá sản. H trở thành người không có việc làm. A đã xin việc nhiều chỗ nên không được nhận. Do túng quẫn, Nguyễn Văn H lợi dụng lúc hàng xóm sơ hở, trộm cắp tài sản của họ. Lần đầu phạm tội chót lọt, số tiền trộm được lại lớn, H nảy sinh lòng tham, tiến hành phạm tội thêm nhiều lần nữa. Thấy nhà ai có tài sản là Nguyễn Văn H lên kế hoạch đột nhập để trộm cắp. Trong một thời gian, H liên tiếp thực hiện 09 vụ trộm cắp tài sản, chiếm đoạt tổng trị giá tài sản lên tới 500 triệu đồng. Trong trường hợp này, H bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
Như vậy, pháp luật không có quy định riêng biệt về tội danh “Trộm cắp tài sản có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp”. Tuy nhiên, “có tổ chức và tính chất chuyên nghiệp” được xem là tình tiết định khung tăng nặng của tội trộm cắp tài sản. Cùng với đó, để quy về tội danh trộm cắp tài sản có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp thì người thực hành phải thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhiều lần, nhưng không phải cứ thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhiều lần đều là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, mà phải xem xét việc thực hiện tội phạm của họ có phải là phương tiện kiếm sống hay không. Nếu phạm tội nhiều lần nhưng không lấy việc phạm tội làm phương tiện kiếm sống thì không coi là tính chất chuyên nghiệp mà chỉ là trường hợp phạm tội nhiều lần (tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48). Có thể thấy, việc phạm tội nhiều lần (tái phạm) phải liên đới trực tiếp với việc coi hành vi phạm tội là phương tiện kiếm sống. Như đã phân tích ở trên, chỉ khi đảm bảo những điều kiện nêu trên, cá nhân mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, với tình tiết định khung tăng nặng là có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp.