Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức là gì? Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong Tiếng anh là gì? Cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức? Mức hình phạt áp dung đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức?
Trước yêu cầu mới trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, khi mà nhà nước ta khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh,
1. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức là gì?
Theo từ điển pháp luật hình sự thì thiếu trách nhiệm là hành vi có lỗi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao. Thiếu trách nhiệm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có trách nhiệm nhất định thực hiện. Do được thực hiện với lỗi vô ý nên hành vi thiếu trách nhiệm nói chung chỉ được quy định là tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng.
Khi các hành vi thiếu trách nhiệm không thỏa mãn dấu hiệu của những tội riêng biệt được quy định trong Bộ luật hình sự (ví dụ: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp) thì sẽ cấu thành tội có tính chất chung là tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360,
Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thì thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc chủ thể khác được pháp luật bảo vệ.
Đối với cấu thành tội phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là cấu thành tội phạm vật chất.
* Đặc điểm của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:
– Đối tượng tác động của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
– Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp do người từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện.
– Chủ thể thực hiện tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội này phải là những người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ví dụ như nhiệm vụ bảo vệ, trông coi tài sản,…
– Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thực hiện do lỗi vô ý, mà không phải do lỗi cố ý.
– Hậu quả của tội phạm này là thiệt hại về tài sản.
2. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong Tiếng anh là gì?
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong Tiếng anh là “Negligence that results in property damage of the State, an agency, organization, or enterprise”.
3. Cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức?
Điều 179 Bộ luật hình sự quy định:
1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3.1. Dấu hiệu khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ sở hữu, cụ thể hơn là quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Quan hệ sở hữu chính là quan hệ giữa người với người đối với tài sản. Nội dung của quan hệ sở hữu thể hiện quyền của chủ sở hữu ở đây là nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về tài sản, bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định tài sản và được quy định trong luật dân sự. Bất kỳ ai xâm phạm một trong ba quyền này của chủ sở hữu trái với quy định pháp luật chính là xâm phạm đến quyền sở hữu nói chung. Trong đó, quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
3.2. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm.
Hành vi khách quan của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp luôn được xác định thông qua hành vi, cụ thể là hành vi thiếu trách nhiệm, đây là hành vi vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ những quy định về quản lý tài sản. hành vi này theo quy định của Bộ luật hình sự là hành vi của con người, chỉ thông qua hành vi của người phạm tội thì mới xâm phạm được đến khách thể của tội phạm- quyền sở hữu đối với tài sản của nhà nước, cơ quan , tổ chức, doanh nghiệp.
Hành vi thiếu trách nhiệm ở tôi phạm này phải là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ những quy định về quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Những quy định về quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản có thể là quy định về đăng ký, theo dõi tài sản, quy định về sử dụng tài sản; quy định về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; quy định về thu hồi, điều chuyển thanh lý tài sản, quy định về chi tiêu, mua sắm. Đồng thời hành vi thiếu trách nhiệm này cũng vi phạm các nguyên tắc về quản lý, sử dụng tài sản.
Hành vi thiếu trách nhiệm của tội phạm này được thể hiện dưới hình thức không hành động phạm tội, nghĩa là sự tác động làm biến đổi trạng thái bình thường của tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gây nên thiệt hại cho tài sản (mất mát, hư hỏng, lãng phí) và quan hệ sở hữu được Luật hình sự bảo vệ thông qua việc chủ thể không làm, làm không đầy đủ hoặc làm không kịp thời việc quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đúng với trách nhiệm của mình mà pháp luật quy định mặc dù chủ thể hoàn toàn có đủ khả năng và điều kiện để làm.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là tội phạm có cấu thành vật chất, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này, tội phạm được coi là hoàn thành kể từ khi thực hiện hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp từ 100 triệu đồng trở lên. Nếu giá trị phần của tài sản bị thiệt hại dưới 100 triệu đồng thì chủ thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội này mà có thể chỉ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính. Đồng thời, mức độ thiệt hại về tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chính là tình tiết định khung đối với tội này.
Thiệt hại này có thể đã để mất mát tài sản, đã để hư hỏng tài sản hoặc đã để sử dụng lãng phí tài sản.
Mối quan hệ nhân quả.
Người có trách nhiệm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về thiệt hại đối với tài sản do chính hành vi thiếu trách nhiệm của mình gây ra, nếu thiệt hại đó không phải do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra thì không được tính để xác định hậu quả của tội phạm này.
3.3. Dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có đủ các dấu hiệu sau:
– Là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
– Là chủ thể đặc biệt, là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3.4. Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm.
Về dấu hiệu lỗi của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là lỗi vô ý, người phạm tội không mong muốn và cũng không có ý thức chấp nhận thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Khi có hành vi vi phạm, người phạm tội có thể thấy trước hậu quả thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhưng tin hậu quả đó không xảy ra; hoặc do cẩu thả không thấy trước được hậu quả đó nhưng có thể thấy và phải thấy trước hậu quả đó.
4. Mức hình phạt áp dung đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức?
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được Bộ luật hình sự áp dụng 03 khung hình phạt chính, 1 khung hình phạt bổ sung:
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
– Khung hình phạt bổ sung: bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.