Tội tha trái pháp luật người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù là gì? Tội tha trái pháp luật người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù tên tiếng Anh là gì? Quy định của pháp luật về tội tha trái pháp luật người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù?
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp hiện nay ngày càng gia tăng và có những dấu hiệu, đặc điểm riêng biệt của nhóm tội phạm. Các tội phạm này không chỉ xâm phạm đến tính đúng đắn, uy tín, chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp, mà còn xâm phạm đến quyền lợi, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân (khái niệm cá nhân rộng hơn khái niệm công dân). Trong đó có tội tha trái pháp luật người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù.
Căn cứ pháp lý:
1. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù.
Tội tha trái pháp luật người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha người đang bị bắt, giam, giữ, thi hành án phạt tù không đúng với quy định của pháp luật.
2. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù tên tiếng Anh là gì?
Tội tha trái pháp luật người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù tên tiếng Anh là: “Illegally releasing a person under arrest, a person held in temporary detention, or a prisoner”.
3. Quy định của pháp luật về tội tha trái pháp luật người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù.
Dấu hiệu của nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp:
– Khách thể của tội phạm không chỉ xâm phạm đến uy tín của Toà án, mà còn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này là bản án sơ thẩm, phúc thẩm các loại: hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính.
– Chủ thể của tội phạm chỉ có thể là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc Hội thẩm quân nhân (viết tắt là Hội thẩm) mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Cần lưu ý, nếu lãnh đạo
– Mặt khách quan của tội phạm, Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án trái pháp luật bằng hình thức đã tuyên án hoặc ban hành bản án (có thể là bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật). Hình thức văn bản ban hành phải là bản án, nếu không phải là bản án mà quyết định của Tòa án thì phạm Tội ra quyết định trái pháp luật, chứ không phải tội này.
– Hậu quả, tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này nhưng nếu hậu quả xảy ra thì tùy trường hợp, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.
– Mặt chủ quan của tội phạm, do cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ việc ra bản án của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Tội tha trái pháp luật người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù được quy định tại Điều 378 Bộ luật hình sự 2015:
Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
c) Người được tha trái pháp luật trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
d) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Tha trái pháp luật 06 người trở lên;
b) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù:
– Mặt khách thể:
+ Khách thể của tội phạm, xâm phạm trực tiếp đến hoạt động bình thường của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động tố tụng như: phải tạm đình chỉ điều tra, hoãn phiên tòa; xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về chế độ giam, giữ dẫn giải người bị bắt, giam, giữ, thi hành án phạt tù.
+ Tha trái pháp luật người bị bắt, giam, giữ, thi hành án phạt tù ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội. Đối tượng tác động của tội phạm này lại chính là người bị bắt, giam, giữ, thi hành án. Tội phạm này xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan có thẩm quyền khác.
– Mặt chủ thể:
+ Chủ thể của tội phạm, là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự; những người có trách nhiệm trong việc quản lý, canh gác, dẫn giải người bị bắt, giam, giữ, thi hành án mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quản lý, canh gác, dẫn giải người bị bắt, giam, giữ, thi hành án mà còn đối với cả những người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phat tù như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát; Kiểm sát viên; Chánh án, Phó chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự
– Mặt khách quan:
+ Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ. Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn như một phương tiện để thực hiện tội phạm như: đã ra lệnh hoặc ký quyết định trả tự do cho người đang bị giam, giữ khi không có đủ căn của luật định.
+ Mặt khách quan của tội phạm, là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và hành vi lạm quyền. Có thể là lợi dụng thẩm quyền được giao để trả tự do cho người bị bắt, giam, giữ, thi hành án phạt tù trái với quy định của pháp luật. Hoặc không có thẩm quyền nhưng vẫn tự ý tha người bị bắt, giam, giữ, thi hành án phạt tù trái pháp luật (quyết định trả tự do hoặc ra mệnh lệnh trả tự do trái pháp luật).
Trong trường hợp không có thẩm quyền nhưng vẫn tha người trái pháp luật, cần lưu ý phân biệt với tội Đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù. Vì tuy đều giống nhau là do người không có thẩm quyền tha người, nhưng có điểm khác nhau: Đối với Tội Tha người trái pháp luật, thì người không có thẩm quyền đã lạm quyền để tha người bằng mệnh lệnh hoặc quyết định trả tự do; còn tội Đánh tháo thì người không có thẩm quyền tạo ra các điều kiện về vật chất để giải thoát cho người đang bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù, như: Mở cửa phòng giam, mở khóa, đánh thêm chìa khóa đưa cho người đang bị tạm giam để tự trốn hoặc tạo điều kiện khác để giải thoát cho người đang bị bắt, giam, giữ.
+ Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Tội phạm này xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan có thẩm quyền khác.
– Hậu quả: Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, bởi vì việc người bị bắt, giam, giữ được tha trái phép là hậu quả nghiêm trọng. Nếu hành vi tha trái pháp luật người bị bắt, giam, giữ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc hoặc khoản 3 của điều luật.
– Hình phạt:
bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
c) Người được tha trái pháp luật trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
d) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Tha trái pháp luật 06 người trở lên;
b) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Mức hình phạt đối với tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:
Khung một (khoản 1 Điều 378 Bộ luật hình sự)
Có hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các trường hợp:
– Làm vụ án bị tạm đình chỉ;
– Người bỏ trốn trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
– Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng..
Khung hai (khoản 2 Điều 378 Bộ luật hình sự)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm:
– Làm vụ án bị đình chỉ;
– Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;
– Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;
– Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội..
Khung ba (khoản 3 Điều 378 Bộ luật hình sự)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
– Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Để 06 người trở lên bỏ trốn;
– Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.
Hình phạt bổ sung (khoản 4 Điều 378 Bộ luật hình sự)
Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.