Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức là gì? chữa và sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức? Dấu hiệu pháp lý? Hình phạt?
Hiện nay, nhà nước thực hiện hoạt động quản lý của mình bằng việc ban hành nhiều văn bản như quyết định,
Cơ sở pháp lý:
–
1. Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức là gì?
Các loại giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức là các loại chứng nhận, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạo ra, ban như các loại văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng xác nhận trình độ văn hóa, học vị, trình độ chuyên môn của cá nhân, các loại giấy chứng nhận, tài liệu xác nhận gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên, đãi ngộ của Nhà nước…
Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm trật tự quản lý của nhà nước và các loại giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức bằng hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội phạm.
2. Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức tiếng Anh là gì?
Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong tiếng Anh là “Falsification and use of certificates or documents of organizations”.
3. Quy định của Bộ luật hình sự về Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 340 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“Điều 340. Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Sử dụng giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa hoặc làm sai lệch thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
4. Dấu hiệu pháp lý
4.1. Khách thể của tội phạm
Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về các loại giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
4.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó theo hiện tội phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hộ chiếu là một loại giấy tờ để nhận dạng cá nhân và quốc tịch của người giữ, khi sang quốc gia khác.
Thị thực là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Sự cho phép này có thể bằng một văn bản nhưng phổ biến là bằng một con dấu xác nhận vào trong hộ chiếu của người được cấp.
Hộ khẩu là giấy tờ được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Hộ tịch là những sự kiện xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết, như khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, xác định lại dân tộc, khai tử,…
Sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giây chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức là sửa chữa, làm cho hộ chiêu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức bị sai lệch nội dung. Các thủ đoạn sửa chữa có thể là tẩy xóa, thêm, bớt các con số, thông tin trong hội chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tô chức. Ví dụ: sửa chữa ngày, tháng năm sinh trên giấy khai sinh; sửa chữa tỷ lệ thương tật trên giấy chứng thương…
Hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hội khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu khác của cơ quan, tổ chức cấu thành tội sửa chữa, sử dụng giây chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức, nếu người thực hiện hành vi sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi của chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Bị coi là đã bị xử phạt hành chính về hành vi sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức mà còn vi phạm, nếu trước đó đã bị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính mà còn thực hiện hành vi sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Người thực hiện hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 340 Bộ luật hình sự và tội phạm độc lập khác mà hành vi cấu thành tội phạm.
4.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
4.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi theo đòi hỏi của xã hội. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và khả năng kìm chế hành vi đó để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
5. Hình phạt
Khung hình phạt tại khoản 1
Người phạm tội bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung hình phạt tại khoản 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
– Phạm tội 02 lần trở lên: Phạm tội 2 lần trở lên được hiểu là đã có 2 lần phạm tội mà mỗi lần có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại điều luật tương ứng, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị xử lý hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, được đưa ra truy tố, xét xử cùng một lúc.
– Sử dụng giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa hoặc làm sai lệch thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là trường hợp người phạm tội đã sử dụng giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa hoặc làm sai lệch thực hiện tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là trên 7 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Trong trường hợp này, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự vè tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức theo điểm b khoản 2 Điều 340 Bộ luật hình sự và tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác mà hành vi cấu thành tội phạm.
Khung hình phạt tại khoản
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.