Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là gì? Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự tên tiếng Anh là gì? Quy định của pháp luật về tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo lực sắc bén của Nhà nước để bào vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ. Để tăng cường kỉ luật quân đội, nâng cao sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, mỗi quân nhân đều phải thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Vì vậy, Bộ luật hình sự đã quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng kỉ luật quân đội, vi phạm trách nhiệm, nghĩa vụ của của quân nhân. Một trong số đó có tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
Căn cứ pháp lý:
1. Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là gì?
– Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là hành vi vi phạm các quy định về bảo quản, sử dụng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, làm cho vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thoát ly khỏi sự quản lý của người có trách nhiệm hoặc bị mất đi một phần giá trị, muốn sử dụng thì phải sửa chữa.
– Làm cho vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thoát ly khỏi sự quản lý của người có trách nhiệm hoặc bị mất đi một phần giá trị, muốn sử dụng thì phải sửa chữa.
– Làm mất vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, được hiểu là hành vi vi phạm các quy định về quản lý, giữ gìn vận chuyển làm cho vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thoát khỏi sự quản lý của đơn vị được giao quản lý, sử dụng.
– Làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, được hiểu là hành vi làm cho vũ khí, phương tiện đó bị mất một phần tính năng hoặc mất một phần giá trị sử dụng.
– Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
– Vũ khí quân dụng gồm:
+ Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
+ Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
+ Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
+ Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.”….
– Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
– Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
– Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định:
– Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
– Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
+ Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
+ Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
+ Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
+ Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
– Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
– Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
– Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
+ Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;
+ Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
– Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.”
2. Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự tên tiếng Anh là gì?
Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự tên tiếng Anh là: “Loss or involuntary destruction of military weapons or equipment“.
3. Quy định của pháp luật về tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tại Điều 414 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau:
““1. Người nào được giao quản lý, được trang bị vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
(Article 414. Loss or involuntary destruction of military weapons or equipment
1. Any person who is responsible for management of military weapons or equipment but loses or involuntary damages them and causes serious consequences shall face a penalty of up to 03 years’ community sentence or 06 – 60 months’ imprisonment.
2. If the offence results in very serious consequences or extremely serious consequences, the offender shall face a penalty of 03 – 07 years’ imprisonment. )
Các yếu tố cấu thành tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Dấu hiệu về mặt chủ thể:
Chủ thể tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là những người được giao quản lý, được trang bị vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm: Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
+ Làm mất vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là hành vi vi phạm các quy định về bảo quản, giữ gìn, vận chuyển, sử dụng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, làm cho vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thoát ly khỏi sự quản lý của đơn vị hoặc người được giao quản lý, sử dụng. Làm mất vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự( để thoát khỏi sự quản lý của mình)
+ Làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ( làm mất tính năng sử dụng).
Vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là hành vi làm mất một phần giá trị hoặc tính năng sử dụng của vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, nếu muốn sử dụng thì phải sửa chữa, khắc phục.
Dấu hiệu hậu quả của tội phạm:
+ Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả này có thể là hậu quả vật chất trực tiếp, cũng có thể là hậu quả gián tiếp do hành vi phạm tội gây ra ( như ảnh hưởng đến trận đánh, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ quan trọng..)
+ Hậu quả được quy định này có quan hệ nhân quả đối với hành vi khách quan được quy định.
– Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng được hiểu là:
+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng là những thiệt hại do tội phạm gây ra rất lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Việc xác định hậu quả như thế nào là rất nghiêm trọng phải căn cứ hành vi phạm tội cụ thể, nếu là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe thì phải căn cứ vào thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Nếu xâm phạm đến tài sản thì phải căn cứ vào thiệt hại về tài sản…
+ Ngoài những thiệt hại về vật chất, còn phải căn cứ vào những thiệt hại khác không phải là vật chất.
+ Hậu quả rất nghiêm trọng còn phụ thuộc vào tội phạm được thực hiện do cố ý hay vô ý, tội phạm được thực hiện do cố ý thì thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra thấp hơn thiệt hại do vô ý gây ra.
+ Mức độ tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc vào mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, thiệt hại càng lớn, mức độ tăng nặng càng nhiều và ngược lại.
– Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng được hiểu là:
+ Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là những thiệt hại do tội phạm gây ra đặc biệt lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Cũng như xác định hậu quả nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, việc xác định + hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cũng phải căn cứ vào thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra trong từng vụ án cụ thể, căn cứ vào lỗi của người phạm tội, vào tính chất của hành vi phạm tội và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
+ Nếu thiệt hại về tài sản, được coi là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi hành vi phạm tội gây ra thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên đối với tội do cố ý và từ 800 triệu đồng trở lên đối với tội do vô ý, nếu là thiệt hại về tính mạng thì phải từ 3 người chết trở lên đối với tội do cố ý và từ 5 người chết trở lên đối với tội do vô ý.
+ Đối với những thiệt hại phi vật chất, được coi là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi hành vi phạm tội đã xâm phạm đến nhiều mặt của đời sống xã hội, làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chính sách của Đảng và Nhà nước trên phạm vi rộng lớn, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc sản xuất, lưu thông trên một phạm vi rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của nhân dân trên phạm vi rộng đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà không thể một sớm, một chiều khắc phục ngay được.
+ Mức độ tăng nặng của tình tiết này cũng phụ thuộc vào những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho xã hội, thiệt hại càng nghiêm trọng thì mức độ tăng nhẹ càng nhiều và ngược lại.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi vô ý.
Dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm:
+ Khách thể của tội phạm là chế độ sở hữu của nhà nước đối với vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; các quy định về quản lý, sử dụng, bảo quản vũ khí – phương tiện.
+ Phương tiện kỹ thuật quân sự là các loại xe, khí tài, phương tiện khác được thiết kế, chế tạo nhằm mục đích trang bị cho lực lượng vũ trang để huấn luyện và phục vụ chiến đấu.
Hình phạt tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
“ … bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
Điều luật quy định hai khung hình phạt chính:
– Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm
– Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, được áp dụng cho trường hợp gây hậu qủa rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.