Tội phạm tham nhũng bị xử lý rất nghiêm khắc trong pháp luật Trung Quốc. Các quy định không tập trung vào việc phân tách giữa lạm dụng và lợi dụng như trong pháp luật hình sự Việt Nam mà căn cứ vào động cơ, mục đích và hậu quả của tội phạm.
Mục lục bài viết
1. Pháp luật Trung Quốc về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:
BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định các tội phạm về tham nhũng tại chương 8 CHAPTER VIII – Crimes of Embezzlement and Bribery) với các tội: Tham ô; Lạm dụng công quỹ; Nhận hối lộ; Hối lộ.
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản không được quy định với một cấu thành tội phạm cụ thể mà được thể hiện là hành vi khách quan của một số tội phạm khác đặc biệt trong tôi nhận hối lộ và lạm dụng công quỹ.
Tội Lạm dụng công quỹ (Điều 384), nhân viên Nhà nước thông qua lợi thế về địa vị, chức vụ, lạm dụng, biển thủ công quỹ để sử dụng vào việc cá nhân, hoạt động phi pháp, hoặc lạm dụng công quỹ với số lượng lớn quá 3 tháng chưa trả là phạm tội lạm dụng công quỹ, sẽ bị phạt tù từ 5 năm trở xuống hoặc cải tạo lao động; nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 5 năm trở lên. Người nào chiếm dụng công quỹ rất lớn mà không nộp lại, thì bị phạt tù có thời hạn không dưới 10 năm hoặc tù chung thân. Người nào lạm dụng kinh phí, vật tư được cấp để cứu trợ thiên tai, cứu nạn khẩn cấp, phòng, chống lụt bão, chăm sóc đặc biệt cho quân nhân tàn tật, gia đình liệt sĩ, quân nhân cách mạng, cứu trợ người nghèo, di cư, cứu trợ xã hội sẽ bị nặng hơn. sự trừng phạt.
Điều 385 quy định Bất kỳ nhân viên nhà nước nào, thông qua lợi thế về địa vị, chức vụ mà tống tiền, tài sản của người khác hoặc nhận trái phép tiền, tài sản của người khác để bảo đảm lợi ích cho người đó, thì đều phạm tội nhận hối lộ. Bất kỳ nhân viên nào của Nhà nước, trong các hoạt động kinh tế, vi phạm các quy định của Nhà nước bằng cách nhận tiền giảm giá hoặc phí dịch vụ theo nhiều mô tả khác nhau và chiếm đoạt chúng sẽ bị coi là tội nhận hối lộ và bị trừng phạt vì điều đó.
Tội nhận hối lộ được quy định tại điều 386 với khung hình phạt như đối với tội tham ô tại Điều 383, cụ thể:
(1) Người nào tham ô không dưới 100.000 nhân dân tệ sẽ bị phạt tù có thời hạn. dưới 10 năm hoặc tù chung thân và còn có thể bị kết án tịch thu tài sản; nếu trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, anh ta sẽ bị kết án tử hình và cũng bị tịch thu tài sản. (2) Cá nhân tham ô không dưới 50.000 nhân dân tệ đến dưới 100.000 nhân dân tệ, thì bị phạt tù có thời hạn không dưới 5 năm và còn có thể bị tịch thu tài sản; nếu trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù chung thân và tịch thu tài sản. (3) Người nào tham ô không dưới 5.000 nhân dân tệ đến dưới 50.000 nhân dân tệ, thì bị phạt tù có thời hạn không dưới một năm nhưng không quá bảy năm; nếu trường hợp nghiêm trọng, thì bị phạt tù có thời hạn không dưới bảy năm nhưng không quá 10 năm. Nếu một cá nhân tham ô không dưới 5.000 nhân dân tệ và dưới 10.000 nhân dân tệ, thể hiện sự ăn năn thực sự sau khi phạm tội và từ bỏ số tiền đã tham ô theo ý mình, người đó có thể được giảm nhẹ hình phạt hoặc được miễn tội nhưng bị đơn vị công tác hoặc cấp có thẩm quyền cấp trên xử phạt hành chính. (4) Cá nhân tham ô dưới 5.000 nhân dân tệ, nếu tình tiết tương đối nghiêm trọng, thì bị phạt tù có thời hạn không quá hai năm hoặc tạm giữ hình sự; nếu tình tiết tương đối nhỏ thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quyết định của đơn vị công tác hoặc của cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Người nào nhiều lần phạm tội tham ô mà không bị trừng phạt thì sẽ bị trừng phạt căn cứ vào số tiền tích lũy được mà người đó đã tham ô.
Đặc biệt với hành vi đòi tiền hối lộ, điều luật cũng quy định rõ, hành vi này sẽ bị xử nặng hơn so với người nhận hối lộ đơn thuần.
Có thể thấy, tội tham nhũng nói chung và và hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nói riêng bị xử lý rất nghiêm khắc trong pháp luật Trung Quốc. Các quy định không tập trung vào việc phân tách giữa lạm dụng và lợi dụng như trong PLHS Việt Nam, tính nguy hiểm của tội phạm tham nhũng dựa trên căn cứ chính là động cơ, mục đích và hậu quả của tội phạm.
1. Pháp luật Nhật Bản về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:
Các tội phạm tham nhũng được BLHS Nhật Bản quy định tại chương XV với nhiều đặc trưng khác với BLHS Việt Nam và Trung Hoa. Theo đó các hành vi khách quan được kết cấu thành những tội danh cụ thể riêng biệt với mục đích phân hoá một cách tối ưu mức hình phạt trong từng trường hợp; ví dụ như đối với tội hối lộ, BLHS Nhật Bản có các quy định về tội hối lộ cho người thứ ba; trường hợp nhận hối lộ tăng năng và nhận hối lộ sau; Tội nhận hối lộ để gây ảnh hưởng; Tội nhận hối lộ, nhận hối lộ tạ ơn, nhận hối lộ 36 trước. Đối với hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, BLHS Nhật Bản quy định các tội danh như lạm dụng chức vụ, quyền hạn của công chức; lạm dụng chức vụ, quyền hạn của công chức đặc biệt thực hiện; lạm dụng chức vụ, quyền hạn của công chức đặc biệt gây chết người hoặc gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó:
Điều 193 của BLHS về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn của công chức. với nội dung: công chức lạm dụng chức vụ, quyền hạn để buộc người khác thực hiện một hành vi không thuộc trách nhiệm của họ hoặc cản trở người khác thực hiện quyền của họ thì bị xử phạt về Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Người phạm tội sẽ bị phạt tù khổ sai đến 2 năm hoặc bị phạt tù giam đến 2 năm.
Điều 194 BLHS Nhật Bản quy định về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn của công chức đặc biệt:
Người nào thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện các chức năng xét xử, công tố hoặc chức năng của cảnh sát mà lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình bắt hoặc giam giữ người khác, thì bị phạt tù khổ sai từ 6 tháng đến 10 năm hoặc bị phạt tù giam từ 6 tháng đến 10 năm.
Điều 195 và 196 BLHS Nhật Bản quy định về tội lạm dụng quyền hạn gây ra cái chết hoặc bị thương của nhân viên công vụ đặc biệt:
Điều 195. (1) Khi một người thực hiện hoặc hỗ trợ các nhiệm vụ tư pháp, công tố hoặc cảnh sát, trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, một hành động tấn công hoặc tàn ác về thể chất hoặc tinh thần đối với bị cáo, nghi phạm hoặc bất kỳ người nào khác, sẽ bị phạt tù có hoặc không có việc làm không quá 7 năm. (2) Điều tương tự cũng được áp dụng khi một người đang canh giữ hoặc áp giải người khác bị giam giữ hoặc biệt giam theo luật và quy định thực hiện hành vi hành hung hoặc tàn ác về thể chất hoặc tinh thần đối với người đó. Điều 196. Một người phạm tội quy định ở hai Điều trên và do đó gây ra cái chết hoặc bị thương cho người khác sẽ bị xử lý bằng hình phạt quy định cho các tội gây thương tích hoặc hai Điều trước đó, tùy theo điều nào lớn hơn.
Mặc dù, các tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn không được quy định cụ thể với động cơ mục đích chiếm đoạt tài sản; nhưng BLHS Nhật Bản lại thiết kế nhóm quy định này với mức phân hoá cao, đặc biệt tăng nặng khung hình phạt của nhóm đối tượng vi phạm là nhân viên công vụ đặc biệt thuộc cơ quan tư pháp, công tố hoặc cảnh sát. Điều này phản ánh quan điểm lập pháp quyền càng nhiều thì nghĩa vụ càng lớn.
3. Pháp luật Liên Bang Nga về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:
Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn được BLHS Liên Bang Nga ghi nhận tại chương “Các tội phạm chống lại chính quyền, chống lại nền công vụ và các cơ quan hành chính địa phương” (Chương 30) với quy định về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Theo đó:
Điều 285. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
1. Người nào giữ chức vụ, quyền hạn mà lạm dụng chức vụ, quyền hạn bất chấp nghĩa vụ để mưu lợi cá nhân, nếu như hành vi này vi phạm những quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân, hay tổ chức hoặc những lợi ích xã hội đã được pháp luật bảo vệ, hoặc những lợi ích của quốc gia thì bị phạt tiền đến tám mươi nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến sáu tháng, hoặc bị tước quyền đảm nhiệm một số chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến năm năm, hoặc bị phạt giam từ bốn tháng đến sáu tháng, hoặc phạt tù đến bốn năm.
2. Cũng hành vi trên nhưng nếu do người giữ chức vụ trọng trách của quốc gia của Liên bang Nga, hoặc của các chủ thể khác thuộc Liên bang, cũng như đứng đầu các cơ quan nhà nước ở địa phương thì bị phạt tiền từ một trăm nghìn rúp đến ba trăm nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án từ một đến hai năm, hoặc phạt tù đến bảy năm có hoặc không kèm theo bị tước quyền đảm nhiệm một số chức vụ, tước quyền hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến ba năm). 3. Những hành vi, được quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 của Điều luật này, nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù đến mười năm kèm theo bị tước quyền đảm nhiệm một số chức vụ, | hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến ba năm“. Cùng với đó, BLHS Liên Bang Ngan cũng chỉ ra rằng:
Người giữ chức vụ, quyền hạn được hiểu là những người thường xuyên hay tạm thời, hoặc được bổ nhiệm để thực hiện các chức năng tổ chức – sắp xếp, hành chính – kinh tế trong cơ quan nhà nước, cơ quan chính quyền của địa phương, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, tổng công ty nhà nước, cũng như trong lực lượng vũ trang Liên Bang Nga, trong các lực lượng và tổ chức quân sự khác của Liên Bang Nga.
Điều này mở rộng đáng kể phạm vi điều chỉnh của các tội phạm liên quan đến chức vụ, quyền hạn nói chung và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn của BLHS Liên Bang Nga nói riêng. Đối tượng giữ chức vụ, quyền hạn được mở rộng phạm vi ngoài nhà nước theo sửa đổi luật Liên bang ngày 01/12/2007 thể hiện bước tiến lớn trong quan niệm đấu tranh, phòng chống các hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tạo cơ sở cho yếu tố dân chủ cho khối tư nhân và cung cấp công cụ bảo vệ quyền lợi cho công dân Liên Bang Nga.
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong BLHS Liên Bang Nga không quy định cụ thể động cơ chiếm đoạt tài sản mà sử dụng “để mưu lợi cá nhân“. Sự khác biệt cơ bản này cũng giúp cho các quy định về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn có thêm “sức sống“, thêm phạm vi điều chỉnh – bởi lẽ, chiếm đoạt tài sản chỉ là một trong rất nhiều các động cơ mưu lợi cá nhân.