Việc khai thác khoáng sản trái phép diễn ra ngày càng phổ biến tại nước ta. Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về hình thức xử lý đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Dưới đây là bài phân tích về tội khai thác khoáng sản trái phép theo Điều 227 Bộ luật Hình sự.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là khai thác khoáng sản trái phép?
– Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật khoáng sản 2010, khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm già, các hoạt động khác có liên quan.
– Khai thác khoáng sản là hoạt động có giá trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế xã hội. Khoáng sản được khai thác sẽ phục vụ cho hoạt động sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho đời sống xã hội.
Xét về thực tế, khoáng sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên, nó không vô hạn. Do đó, việc khai thác của con người phải đảm bảo trong một chừng mực nhất định, có như vậy mới duy trì được tính sử dụng ổn định, lâu dài của khoáng sản.
– Hiện nay, Đảng và Nhà nước ngày càng thắt chặt việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản. Theo đó, việc khai thác khoáng sản phải được Nhà nước cho phép. Mọi hoạt động liên quan đến việc khai thác này phải diễn ra đúng theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Khoản 2 Điều 4 Luật khoáng sản 2010 đã khẳng định, việc khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Từ những phân tích ở trên, có thể hiểu, khai thác khoáng sản trái phép là việc khai thác khoáng sản mà không nhận được sự đồng ý, cho phép của NHà nước. Hoặc hoạt động khai thác khoáng sản này không diễn ra đúng theo các quy định về khai thác mà Nhà nước đưa ra.
2. Tội khai thác khoáng sản trái phép theo Điều 227 Bộ luật Hình sự:
Điều 227 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hình thức xử lý của Nhà nước đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép như sau:
– Cá nhân có hành vi khai thác khoáng sản trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép) thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Các trường hợp bị áp dụng khung hình phạt này là:
+ Chủ thể vi phạm thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép có trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng mức xử phạt này.
+ Mức xử phạt này được áp dụng với các chủ thể có hành vi khai thác khoáng sản trái phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
+ Khung xử lý hình sự này còn được áp dụng đối với các cá nhân từng bị xử lý về các hành vi nêu trên nhưng vẫn tái phạm.
– Chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu nằm trong các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Cá nhân thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên. Hoặc trong trường hợp khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên thì chủ thể vi phạm cũng được áp dụng mức xử phạt như trên.
+ Đối với các hành vi vi phạm có tổ chức; gây ra các sự cố về môi trường hoặc làm chết người, khung hình phạt này cũng sẽ được áp dụng đối với các đối tượng vi phạm.
+ Hành vi khai thác khoáng sản gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên, thì cũng bị áp dụng vào khung hình phạt này.
– Ngoài việc bị phạt tù, chủ thể vi phạm còn có thể đứng trước hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
– Những quy định nêu trên là được áp dụng với các cá nhân. Bộ luật hình sự đã đưa ra quy định về mức xử phạt đối với pháp nhân thương mại tại điều luật này như sau:
+ Pháp nhân thương mại sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng nếu thực hiện các hành vi sau đây:
Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Khai thác khoáng sản trái phép có trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khai thác khoáng sản trái phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
+ Pháp nhân thương mại sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
Pháp nhân thương mại thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên. Hoặc trong trường hợp khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên thì chủ thể vi phạm cũng được áp dụng mức xử phạt như trên.
Chủ thể vi phạm thực hiện hành vi khai thác khoáng sản gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên, thì cũng bị áp dụng vào khung hình phạt này.
– Bộ luật hình sự còn quy định rõ, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Có thể thấy. Điều 227 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã đưa ra những quy quy định cụ thể và rõ ràng về mức xử phạt đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Về cơ bản, tùy vào mức độ của hành vi mà mức độ chịu hình phạt của các cá nhân, pháp nhân thương mại cũng khác nhau. Quy định về mức xử phạt này giúp các cá nhân, tổ chức ý thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình, tránh vi phạm trong các lần sau. Đồng thời, đây là phương thức quản thúc chặt chẽ của Nhà nước, buộc người dân phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản. Các quy định này giúp Nhà nước bảo vệ được tài nguyên khoáng sản, phục vụ cho mục đích sâu xa là đáp ứng nhu cầu sản xuất, phát triển đời sống xã hội.
3. Hình thức xử phạt khác đối với hành vi khai thác khoáng sản:
Chủ thể thực hiện hành vi khai thác khoáng sản trái phép, ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể vi phạm còn có thể bị xử phạt hành chính.
Nghị định 36/2020/NĐ-CP đã đưa ra những mức xử phạt hành chính đối với từng hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Theo đó, tùy vào mức độ vi phạm, khối lượng khoáng sản khai thác được mà mức xử phạt mà Nhà nước đưa ra cũng khác nhau.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, chủ thể vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tùy vào tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác được.
Theo quy định tại Khoản 2 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, chủ thể vi phạm có thể bị phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Ngoài việc bị áp dụng biện pháp xử phạt bằng tiền, chủ thể vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung như sau: Chủ thể vi phạm sẽ bị buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn; phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc.
Các văn bản pháp luật sử dụng bài viết:
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
Nghị định 36/2020/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản