Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử là gì? Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử trong Tiếng anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử?
Tội phạm công nghệ cao đang là thách thức đối với Nhà nước cũng như đối với toàn xã hội, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của lực lượng công an nhân dân, trong đó phải kể đến tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử. Trong phạm vi bài viết dưới dây, tác giả tập trung phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này.
1. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử là gì?
Mạng máy tính là tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau, có thể chia sẻ dữ liệu cho nhau.
Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông (Luật Viễn thông năm 2009)
Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự (
Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có nặng lực trách nhiệm hình sự thực hiện thông qua hành vi cố ý tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
Chủ thể của tội phạm cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thường là những đối tượng có trình độ cao về công nghệ thông tin, điện tử tin.
Địa điểm thực hiện tội phạm: Địa bàn “ảo”. Đây là môi trường không gian mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet. Đối tượng phạm tội hoạt động trên các trang Web chia sẻ công cụ, cách thức hoạt động phạm tội (còn gọi là thế giới ngầm), các mục tiêu dễ bị tấn công, xâm nhập bất hợp pháp.
Mục đích và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
2. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử tronTiếng anh là gì?
Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử trong Tiếng anh là “Obstruction or disturbance of computer networks, telecommunications networks, or electronic devices” .
3. Quy định của Bộ luật hình sự về tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử?
Điều 287 Bộ luật hình sự quy định như sau:
“1. Người nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 286 và Điều 289 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút đến dưới 24 giờ hoặc từ 03 lần đến dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ;
d) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 24 giờ đến dưới 72 giờ;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
e) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 24 giờ đến dưới 168 giờ hoặc từ 10 lần đến dưới 50 lần trong thời gian 24 giờ;
g) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 72 giờ đến dưới 168 giờ.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
c) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 1.500.000.000 đồng trở lên;
đ) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử 168 giờ trở lên hoặc 50 lần trở lên trong thời gian 24 giờ,
e) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức 168 giờ trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
3.1. Dấu hiệu khách thể của tội phạm.
Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước nhà nước, trật tự an toàn công cộng, cụ thể là xâm phạm hoạt động bình thường của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, môi trường giao dịch điện tử, hoạt động thương mại điện tử.
3.2. Dấu hiệu khách quan của tội phạm.
Hành vi được mô tả tại Điều 287 là hành vi: tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác.
+ Tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu thiết bị số là hành vi cố ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu thiết bị số mà không được sự đồng ý của chủ thể quản lý phần mềm, dữ liệu kỹ thuật số đó.
+ Ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số là hành vi trái pháp luật cố ý làm cho việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số bị gián đoạn hoặc không thực hiện được.
+ . Hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số là hành vi cố ý của người không có quyền quản lý, vận hành, khai thác mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số bằng việc đưa vào, truyền tải làm hư hỏng, xóa, làm suy giảm, thay thế hoặc nén dữ liệu máy tính, thiết bị viễn thông hoặc thiết bị số.
3.3. Dấu hiệu chủ quan của tội phạm.
Lỗi của người thực hiện tội phạm cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử là lỗi cố ý. Mục đích phạm tội là cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
3.4. Chủ thể của tội phạm.
Là cá nhân đủ tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3.5. Hình phạt áp dụng.
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, đối với các trường hợp:
+ Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút đến dưới 24 giờ hoặc từ 03 lần đến dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ;
+ Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 24 giờ đến dưới 72 giờ;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, khi thuộc một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông: à người phạm tội đã sử dụng quyền quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet của mình để thực hiện hành vi phạm tội.
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
+ Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 24 giờ đến dưới 168 giờ hoặc từ 10 lần đến dưới 50 lần trong thời gian 24 giờ;
+ Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 72 giờ đến dưới 168 giờ.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
+ Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông
Hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia là hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, vận hành các công trình điện của quốc gia để truyền tải năng lượng điện từ nơi sản xuất điện đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng điện. Hệ thống thông tin điều khiển giao thông là hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước phục vụ hoạt động quản lý, vận hành các công trình giao thông nhằm bảo đảm hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn.
Hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng là hệ thống thông tin chứa đựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho một hoặc nhiều hoạt động kỹ thuật nghiệp vụ tài chính, ngân hàng.
+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại 1.500.000.000 đồng trở lên;
+ Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử 168 giờ trở lên hoặc 50 lần trở lên trong thời gian 24 giờ,
+ Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức 168 giờ trở lên.