Tội buôn lậu hàng hoá: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Nhập lậu hàng hóa bao nhiêu thì bị phạt tù? Thế nào là hàng hoá nhập lậu?
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân Việt Nam ngày càng tăng . Từ nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng nhanh đó nền sản xuất của Việt Nam có nhiều sự thúc đẩy nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng là cơ hội để hàng hóa các nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan xâm nhập vào thị trường nội địa. Vì lợi ích vật chất và nhiều lý do khác nhiều nguồn hàng đi vào thị trường Việt Nam qua hình thức buôn lậu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền sản xuất trong nước và các nguồn thu của Nhà nước về thuế xuất, nhập khẩu. Theo đó, quy định của pháp luật Việt Nam quy định về tội buôn lậu và các mức phạt rất nặng về hành vi này tại điều 188 Bộ luật hình sự 2015 có sửa đổi bổ sung 2017.
Vấn đề thứ nhất về cấu thành tội buôn lậu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ nhất về mặt chủ thể của tội buôn lậu hàng hóa theo quy định của pháp luật
Chủ thể thực hiện tội phạm buôn lậu hàng hóa bị truy cứu trách nhiệm hình sự không phải là chủ thể đặc biệt mà là chủ thể thường. Theo đó bất kỳ người nào có đủ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự theo quy định của điều 12 Bộ luật hình sự 2015 đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi theo quy định của pháp luật thì đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Thứ hai về mặt khách quan của tội buôn lậu hàng hóa theo quy định của pháp luật: Đối với hành vi khách quan của tội phạm vi phạm tội buôn lậu hàng hóa là những hành vi thực hiện việc buôn bán trái phép thông qua các hình thức khác nhau như mua bán hàng hóa không được sự đồng ý của cơ quan chức năng bằng giấy phép, hoặc cố tình thực hiện hành vi mua bán không phù hợp với nội dung giấy phép được cấp.
Ví dụ: Công ty có giấy phép nhập khẩu là nông sản nhưng lại có hành vi nhập khẩu các đồ dụng điện tử điện lạnh như tủ lạnh, máy giặt… Hay hành vi mua bán của các tổ chức, cá nhân không khai báo đúng sự thật về số lượng hàng, chất lượng hàng hóa trong giấy phép được cơ quan nhà nước cấp cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn lậu hàng hóa. Theo đó để thực hiện hành vi buôn lậu thì người có hành vi vi phạm sẽ có những hành vi, thủ đoạn khác ví dụ như cấu kết với các cơ quan chức năng, thực hiện hành vi buôn lậu dưới các hình thức khác.
Để cấu thành hành vi buôn lậu hàng hóa ngoài những hành vi khách quan mà người phạm tội thực hiện thì còn có một số dấu hiệu khác về giá trị, số lượng hàng hóa vi phạm…để đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.Về hậu quả của hành vi buôn lậu theo quy định của pháp luật:Về yếu tố hậu quả của hành vi buôn lậu không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Tuy nhiên về mặt thực tế thì hành vi này có gây ra nhiều hậu quả. Đối với những hành vi vi phạm pháp luật khi mua bán vận chuyển hàng hóa không đúng với quy định của pháp luật sẽ làm cho cơ quan chức năng khó kiểm soát khối lượng hàng hóa nhập vào và xuất khẩu ra; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kê khai thuế và đóng thuế cho Nhà nước.
Về mặt chủ quan của tội buôn lậu theo quy định của pháp luật: Đối với người có hành vi phạm tội có hành vi vi phạm về tội buôn lậu biết rõ sự vi phạm của mình là hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách thức quản lý trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu nhưng vẫn thực hiện hành vi này với lỗi cố ý trực tiếp và mong muốn cho hậu quả xảy ra để nhằm mục đích thu lợi bất chính.
Thứ tư về mặt khách thể của tội phạm:Hành vi buôn lậu hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật làm xâm phạm đến những nguyên tắc trong việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật như tiền tệ, kim khí đá quý, di vật lịch sử …; xâm phạm đến chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước.
Vấn đề thứ hai về các mức xử phạt theo quy định của pháp luật hình sự Tội buôn lậu được quy định tại điều 188 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các khung hình phạt như sau:
Khung hình phạt thứ nhất quy định tại khoản 1 điều 188 Bộ luật hình sự 2015 có sửa đổi bổ sung 2017. Ở khung hình phạt cơ bản quy định về mức hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc đối với những hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn sẽ bị áp dụng hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tù khi có hành vi buôn bán hàng hóa trái với quy định của pháp luật với giá trị hàng hóa từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng.
Đối với các hành vi buôn lậu có giá trị từ dưới 100 triệu vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người vi phạm đã từng bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích mà vi phạm tiếp về tội này hay liên quan đến các tội sản xuất, vận chuyển, tàng trữ các loại hàng cấm, hàng giả. Hoặc những đối tượng tài sản mà người có hành vi vi phạm mua bán không đúng với quy định của pháp luật được xác định là di vật hoặc cổ vật thì giá trị tài sản chưa đến 100 triệu vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tính đặc biệt của đối tượng tài sản này và hậu quả gây ra
Khung hình phạt thứ hai quy định ở khoản 2 điều 188 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức hình phạt đối với hành vi buôn lậu có tính chất tổ chức, thực hiện hành vi với nhiều thủ đoạn tinh vi mang tính chất chuyên nghiệp nhằm che giấu hành vi phạm tội; Với các hành vi vi phạm với giá trị tài sản từ 300 triệu đến dưới 500 triệu đồng; với đối tượng tài sản vi phạm là bảo vật quốc gia; người có hành vi vi phạm về điều này thu lợi bất chính từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng; người có hành vi vi phạm là người có quyền hạn, chức vụ và lợi dụng quyền lực đó để phạm tội hoặc đã có hành vi lấy danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi buôn lậu; hay trước đây đã từng vi phạm pháp luật với loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng và lần vi phạm này xác định là tái phạm nguy hiểm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 3 năm đến 7 năm tù, hoặc đối với hình thức phạt tiền từ 300 triệu đến 1 tỷ 500 triệu đồng.
Khung hình phạt thứ ba quy định tại khoản 3 điều 188 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức phạt ở tội này với hình thức xử phạt tiền từ 1tyr 500 triệu đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù khi mức độ vi phạm nghiêm trọng và hậu quả của hành vi nghiêm trọng hơn với giá trị đối tượng tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng hoặc khoản lợi bất chính mà người có hành vi vi phạm đạt được sau khi thực hiện hành vi là từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.
Khung hình phạt thứ tư quy định tại khoản 4 điều 188 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức phạt tù từ 12 năm tù đến 20 năm tù chỉ với hình thức xử phạt tù. Mức xử phạt này áp dụng cho những trường hợp người có hành vi vi phạm có giá trị tài sản dùng để buôn lậu từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc thực hiện hành vi này thu lợi bất chính từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc trong các trường hợp đặc biệt như chiến tranh, dịch bệnh và lợi dụng các hoàn cảnh đặc biệt này để thực hiện hành vi phạm tội.
Khung hình phạt thứ 5 quy định ở khoản 5 điều 188 Bộ luật hình sự 2015 là quy định về hình phạt bổ sung liên quan đến mức phạt hành chính và các hình thức xử phạt khác. Theo đó người có hành vi buôn lậu có thể bị áp mức phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, có thể bị tịch thu tài sản hoặc không được đảm nhiệm các chức vụ ,không được làm các công việc nhất định từ 12 tháng đến 60 tháng.
Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu với đối tượng hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý có giá trị từ 200 triệu đến dưới 300 triệu thì sẽ bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng. Đối với đối tượng tài sản là di vật, cổ vật, hàng hóa thì dưới 200 triệu, đá quý có giá trị từ 100 triệu đến dưới 200 triệu cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm. Hoặc pháp nhân này cũng đã từng vi phạm về các tội liên quan đến sản xuất, vận chuyển, tàng trữ hàng giả hàng cấm bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hình sự, hoặc bị kết án nhưng chưa được xóa án tích.
Đối với các trường hợp vi phạm có các tình tiết tăng nặng như hành vi buôn lậu có tính chất tổ chức, thực hiện hành vi với nhiều thủ đoạn tinh vi mang tính chất chuyên nghiệp nhằm che giấu hành vi phạm tội; Với các hành vi vi phạm với giá trị tài sản từ 300 triệu đến dưới 500 triệu đồng; với đối tượng tài sản vi phạm là bảo vật quốc gia; người có hành vi vi phạm về điều này thu lợi bất chính từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng; người có hành vi vi phạm là người có quyền hạn, chức vụ và lợi dụng quyền lực đó để phạm tội hoặc đã có hành vi lấy danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi buôn lậu; hay trước đây đã từng vi phạm pháp luật với loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng và lần vi phạm này xác định là tái phạm nguy hiểm thì sẽ bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng.
Phạt tiền từ 3 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng nếu pháp nhân có những hành vi vi phạm mức độ vi phạm nghiêm trọng và hậu quả của hành vi nghiêm trọng hơn với giá trị đối tượng tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng hoặc khoản lợi bất chính mà người có hành vi vi phạm đạt được sau khi thực hiện hành vi là từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.
Pháp nhân sẽ bị phạt tiền từ 7 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng, hoặc bị áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động từ nửa năm đến 3 năm nếu thuộc những trường hợp người có hành vi vi phạm có giá trị tài sản dùng để buôn lậu từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc thực hiện hành vi này thu lợi bất chính từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc trong các trường hợp đặc biệt như chiến tranh, dịch bệnh và lợi dụng các hoàn cảnh đặc biệt này để thực hiện hành vi phạm tội.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hành vi buôn lậu và trốn thuế khi Việt kiều hồi hương nhập xe
- 2 2. Tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015
- 3 3. Buôn lậu thuốc lá chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- 4 4. Mức thưởng thông tin chống buôn lậu, gian lận thương mại
- 5 5. Hành vi tái phạm về tội buôn lậu bị xử lý thế nào?
1. Hành vi buôn lậu và trốn thuế khi Việt kiều hồi hương nhập xe
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật sư cho tôi hỏi, hiện tôi đang là Việt kiều hồi hương và sẽ được nhập một chiếc xe, nhưng tôi đã bán suất đó cho người khác. Và người ta đã nhập 1 chiếc xe Toyota 42.000$ và 1 chiếc motor 12.000$. Bây giờ Nhà nước đang phanh phui vụ này ra. Vậy theo tình huống trên tôi vi phạm luật gì và hình thức xử phạt ra sao? Hiện tại tôi đang ở Mỹ.
Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, với giá trị chiếc xe nhập khẩu xe ô tô là 42.000$ (xấp xỉ 840 triệu đồng) và xe motor 12.000$ (xấp xỉ 240 triệu đồng). Tại điều 153 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội buôn lậu như sau:
“1.Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoăc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a)Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới ba trăm triệu đồng nhưng đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa đươc xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;
b)Vât phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa;
c)Hàng hóa có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa đươc xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thi bị phạt từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;…”
Mặt khác, tại điều 161 Bộ luật hình sự 1999 quy định về hành vi trốn thuế:
“1.Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 154, 155, 156 , 157, 158, 159, 160 và 14, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu triệu đồng hoặ ctais phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”
Như vậy, căn cứ vào số tài sản người đứng tên bạn nhập khẩu vào Việt Nam và số lợi bất chính họ thu được nếu nhập khẩu xe theo suất của bạn, bạn và người lấy tên bạn nhập khẩu có thể bị truy tố về hành vi buôn lậu kèm theo hành vi trốn thuế với hình thức phạm tội đồng phạm.
Tại điều 5 Bộ luật hình sự 1999 quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự 1999 đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì:
“1.Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghãi Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vẫn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”
Như vậy, nếu bạn không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 5 Bộ luật hình sự 1999 thì dù bạn đang cư trú tại Mỹ thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 1999.
Trên đây là quan điểm pháp lý của tôi đối với thông tin bạn cung cấp. Chúc bạn sớm giải quyết ổn thỏa sự việc và nhanh chóng trở về quê hương.
2. Tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015
1. Căn cứ pháp lý
Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về Tội buôn lậu:
1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;
e) Thu lợi bất chính lớn;
g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;
h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
k) Phạm tội nhiều lần;
l) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;
c) Thu lợi bất chính rất lớn;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
2. Dấu hiệu pháp lý
2.1. Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội của tội này xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối tượng của hành vi phạm tội này là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, các vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa, hàng cấm. Khái niệm hàng hóa ở đây bao gồm tất cả các loại hàng hóa trừ một số loại hàng hóa do tính chất đặc biệt đã được quy định là đối tượng của các tội phạm khác. Hàng cấm quy định tại Điều này là hàng cấm thuộc quy định của Điều 155 thuộc Phụ lục I – Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
2.2. Mặt khách quan
a. Hành vi khách quan
Người phạm tội buôn lậu chỉ có một hành vi khách quan là buôn bán trái phép, nhưng thủ đoạn lại rất đa dạng. Buôn bán trái phép là hành vi mua để bán lại kiếm lời. Hành vi buôn bán trong nhiều trường hợp đồng nghĩa với hành vi mua bán, nhưng không hoàn toàn chỉ là hành vi mua bán. Mua bán có thể mua để bán lại kiếm lời, nhưng có thể không nhằm mục đích kiếm lời, còn buôn bán thì nhất định phải có mục đích kiếm lời. Hành vi khách quan của tội này là những hành vi sau:
+ Buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý. Hành vi này bị coi là tội phạm khi giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xóa án tích về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 Bộ luật hình sự.
+ Buôn bán trái phép qua biên giới vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa: Hành vi này bị coi là tội phạm không phụ thuộc vào giá trị lớn hay nhỏ của vật phẩm bị buôn bán qua biên giới.
+ Buôn bán trái phép qua biên giới hàng cấm. Hành vi này bị coi là tội phạm khi hàng cấm được buôn bán qua biên giới có số lượng lớn hoặc người buôn bán đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xóa án tích về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 Bộ luật hình sự.
Buôn bán trái phép qua biên giới các mặt hàng kể trên là hành vi trao đổi các mặt hàng này qua biên giới quốc gia trái với quy định của Nhà nước như không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, giấu giếm hàng hóa, không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền, trốn tránh sự kiểm soát của Hải quan, bộ đội biên phòng… người buôn lậu có thể chuyển các loại hàng hóa kể trên qua biên giới bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt hoặc qua bưu điện quốc tế…
Trường hợp người được thuê vận chuyển (cửu vạn, lái xe) có hành vi vận chuyển (thuê) hàng hóa, tiền tệ… qua biên giới cho chủ hàng (người buôn lậu) thì cũng bị coi là phạm tội buôn lậu với vai trò đồng phạm.
b. Hậu quả
Hậu quả của hành vi buôn lậu là những thiệt hại đến tính mạng, tài sản và những thiệt hại khác do hành vi buôn lậu gây ra. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, nếu hậu quả do hành vi buôn lậu gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt có mức cao hơn.
Khi xác định hậu quả do hành vi buôn lậu gây ra cần chú ý rằng, giá trị hàng hoá và sô lượng hàng hoá quy định tại khoản 1 của điều luật như: Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng; hàng cấm có số lượng lớn thì không có nghĩa là đó là hậu quả của tội phạm, mà đó chỉ là vật phạm pháp. Thiệt hại trực tiếp do hành vi buôn lậu gây ra là Nhà nước không kiểm soát được hàng hoá xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hoá.
Tội buôn lậu được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi chuyển hàng hóa một cách trái phép qua biên giới Việt Nam.
3. Chủ thể của tội phạm
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội này cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12,13 Bộ luật hình sự.
4. Mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ được rằng hành vi buôn lậu là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì muốn thu được lợi nhuận cao nên họ vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. Không có hành vi buôn lậu nào được thực hiện do cố ý gián tiếp.
Mục đích của người phạm tội là nhằm buôn bán kiếm lợi bất chính.
5. Hình phạt
Điều 153 Bộ luật hình sự quy định 4 khung hình phạt:
Khung cơ bản có mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 3 năm đến 7 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 điều này. Lưu ý: Buôn lậu có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức. Tuy nhiên, không phải vụ án buôn lậu có tổ chức nào cũng có đủ những người giữ vai trò như trên, mà tuỳ từng trường hợp, có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành mà không có người xúi dục hoặc người giúp sức, nhưng nhất định phải có người tổ chức và người thực hành thì mới là phạm tội có tổ chức. Các yếu tố để xác định phạm tội có tổ chức được quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự.
Có tính chất chuyên nghiệp khi: Phạm tội buôn lậu từ 5 lần trở lên không phân biệt đã truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích. Và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội buôn lậu làm nghề sinh sống và kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Khung tăng nặng thứ hai có mức hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, được áp dụng cho các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng như khoản 3 điều này. Khung tăng nặng thứ ba có mức hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân được áp dụng cho các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 4.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
3. Buôn lậu thuốc lá chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Võ Văn Mên, sinh năm 1974, ở ấp 4 xã Mỹ Quý Đông, huyện Đức Huệ đã móc nối cùng Phan Thị Lỗi ở Campuchia vận chuyển thuốc lá ngoại từ Campuchia về Việt Nam. Qua 3 tháng hoạt động (từ 5/2004 đến 8/2004), các đối tượng này đã tổ chức vận chuyển 45 chuyến thuốc lá ngoại, tổng cộng 31.759 cây thuốc lá Hero và Jet. Theo thỏa thuận thì Lỗi cho người vận chuyển thuốc lá ngoại vào địa phận Đức Hòa, Đức Huệ để giao cho Mên. Mên nhận chuyển tiếp thuốc lá ngoại cho Lỗi đến các điểm như Cầu Bà Thấy, Giồng Nổi, Cây Xoài, Bụi Tre, Bến Đình cặp sông Vàm Cỏ Đông thuộc 2 xã Lộc Giang và An Ninh Tây của huyện Đức Hòa để giao cho người nhận theo sự sắp xếp của Lỗi. Mên tự lo phương tiện và thuê người vận chuyển để ăn tiền công do Lỗi chi trả. Nếu vận chuyển trót lọt mỗi xuồng máy chở từ 6.000 đến 7.000 gói thuốc sẽ được hưởng từ 300.000 đồng đến 360.000 đồng. Mỗi xuồng thuốc trị giá khoảng 40 triệu đồng, nếu khi vận chuyển bị bắt, Mên phải bồi thường cho Phan Thị Lỗi. Bên cạnh đó, Mên còn nhận chuyển tiền mua bán thuốc lá ngoại cho Lỗi (gom tiền của con buôn trong nội địa chuyển sang Campuchia cho Lỗi).
Sau khi bàn bạc thỏa thuận xong, Mên tiến hành mua sắm phương tiện gồm 4 xuồng máy loại công suất từ 18 đến 20 mã lực, 3 bộ điện thoại vô tuyến, mỗi bộ gồm 1 máy mẹ và 1 máy con có khả năng liên lạc được với nhau trong phạm vi bán kính vài km. Sau đó Mên móc nối với Nguyễn Tấn Khoa (tên thường gọi Tèo) thường trú phường 4- thị xã Tân Ninh, chổ ở hiện tại ấp 2 xã Mỹ Quý Đông, huyện Đức Huệ, Long An để tổ chức đương dây vận chuyển thuốc lá ngoại. Do nhà Khoa nằm ở vị trí trung gian ở tuyến đường vận chuyển nên Mên chọn đây là điạ điểm để lắm đặt 3 máy điện thoại mẹ và cột ăng ten để liên lạc với các máy con. Nhiệm vụ của Khoa là trực máy vô tuyến để điều hành việc vận chuyển thuốc lá ngoại và canh chừng lực lượng chốn buôn lậu. Mên và Khoa còn trực tiếp thuê mướn hàng chục đối tượng là người thân trong dòng họ hàng để vận chuyển thuốc lá ngoại cho y. Đó là các tên Nguyễn Văn Được, Lê Văn Kiến, Đặng Văn Minh, Đặng Văn Em, Nguyễn Văn Tuy, Nguyễn Văn Thới, Cao Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Be, Trần Văn Nhất, Trần Hưng Đạo, Trần Hữu Phúc, Trương Thanh Xuân…Trong số này hầu hết đều ngụ ở xã Mỹ Quý Đông, huyện Đức Huệ, chỉ có Thới và Xuân ngụ ở Phước Chỉ, Trảng Bàng, Tây Ninh. Các đối tượng này có nhiệm vụ sử dụng xuồng máy , điện thoại vô tuyến, điện thoại di động do Mên và Khoa trang bị để nhận thuốc lá từ phía Đức Huệ theo sông Vàm Cỏ Đông chuyển sang địa phân huyện Đức Hòa giao cho người nhận theo sự sắp xếp của Mên và Khoa. Trong quá trình hoạt động, Mên và Khoa tổ chức lực lượng canh đương một cách chặt chẽ. Hàng được bọn chúng vận chuyển bằng xuồng máy cao tốc vào lúc chiều và ban đêm. Khi bị lực lượng chống buôn lậu thực hiện. nếu chạy không thoát được thì bỏ hàng và phương tiện, quyết không để người bị bắt giữ. Đến ngày 7/8/2004, lực lượng Cảnh sát kinh tế công an Tỉnh Long An bắt quả tang Trần Hữu phúc đang dùng xuồng máy PS20 vận chuyển 719 cây thuốc lá ngoại tại ấp An Thủy, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa. Qua quá trình khởi tố vụ án và điều tra mở rộng, cơ quan công an bắt giữ một số đối tượng trong đường dây của Võ Văn Mên và vận động số đối tượng còn lại ra đầu thú.
Anh (chị) hãy định tội và khung hình phạt cho Lỗi, Mên, Khoa.
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi,bổ sung 2009 quy định về Tội buôn lậu:
“1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157,
158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;
c) Thu lợi bất chính rất lớn;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Theo vụ việc trên thì số lượng thuốc lá là tổng cộng 31.759 cây thuốc lá; đã tổ chức vận chuyển 45 chuyến thuốc lá ngoại, tổng cộng 31.759 cây thuốc lá Hero và Jet. Có sự móc nối có tổ chức của Võ Văn Mên , Phan Thị Lỗi, Nguyễn Tấn Khoa và hàng chục người trong họ hàng cùng vận chuyển thuốc lá lậu có nghĩa là đây là vụ buôn lậu có tổ chức với số lượng đặc biệt lớn. Với tình tiết này, trong vụ án này Mên, Lỗi, Khoa đều có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 3 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009 về tội buôn lậu, mức hình phạt là từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Mức thưởng thông tin chống buôn lậu, gian lận thương mại
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa các cô (chú). Theo Quyết định 20/2016/QĐ-TTg có viết: “c) Trường hợp tài sản bị tịch thu được xử lý theo hình thức tiêu hủy hoặc chuyển giao thì chi phí mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% của số tiền xử phạt và giá trị tài sản tịch thu và tối đa không quá 100.000.000 đồng. Cách xác định giá trị tài sản tịch thu được thực hiện tương tự như cách xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 60
Luật sư tư vấn:
1. Về hành vi buôn lậu hơn 500 bao thuốc lá:
– Cơ sở pháp lý: Khoản 22 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP:
Theo như thông tin bạn cung cấp, số lượng thuốc lá bị thu giữ trong vụ buôn lậu bạn báo tin là hơn 500 bao thuốc lá. Theo quy định pháp luật hiện hành, cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ việc có nghĩa vụ chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan tiến hành tố tụng để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp cơ quan tố tụng không khởi tố vụ án hình sự thì hành vi trên có thể bị phạt tiền với mức phạt từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
2. Về chế độ chi cho việc mua tin phòng chống buôn lậu.
– Cơ sở pháp lý:
+ Điều 33, Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
+ Điều 8 Quyết định 20/2016/QĐ-Ttg quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hảng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hảng giả.
Trước tiên, cần xác định hình thức xử lý đối với số thuốc là nhập lậu bị tịch thu. Theo quy định tại Điều 33
Việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt được thực hiện như sau. Tùy theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
+ Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
+ Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;
+ Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
Trong trường hợp không xác định được giá trị tang vật theo những căn cứ nêu trên thì người có thẩm quyền giải quyết vụ việc thành lập hội đồng định giá để định giá tang vật.
Trường hợp của bạn sẽ chia 02 trường hợp như sau:
+ Trường hợp thứ nhất, nếu vụ việc được giải quyết theo thủ tục hành chính, mức chi mua tin của mỗi vụ việc (số tiền bạn được nhận) không quá 10% tổng số tiền xử phạt và tiền bán tài sản tịch thu (nếu có) và tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với các vụ việc mà số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền bán tài sản tịch thu có giá trị dưới 5.000.000.000 đồng và không quá 200.000.000 đồng đối với các vụ việc mà số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền bán tài sản tịch thu có giá trị từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
+ Trường hợp thứ hai: Nếu vụ việc bị khởi tố vụ án hình sự thì chi phí mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% của số tiền xử phạt và giá trị tài sản tịch thu và tối đa không quá 100.000.000 đồng. Trong đó, cách xác định giá trị tài sản tịch thu được hiện tương tự như thủ tục định giá tang vật trong việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
5. Hành vi tái phạm về tội buôn lậu bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
A là cán bộ hải quan làm việc tại cửa khẩu. Kiểm tra lô hàng nhập khẩu của ông B, A phát hiện số lượng hàng vượt quá rất nhiều so với hóa đơn (số hàng vượt quá trị giá 800 triệu đồng). Ông B liền gọi A ra chỗ vắng, đưa cho A chiếc phong bì bên trong có 300 triệu đồng và đề nghị A bỏ qua cho số hàng vượt quá của mình. A nhận tiền và đồng ý cho B mang hàng qua cửa khẩu.
Hành vi của B sau đó bị xét xử về tội buôn lậu theo khoản 3 Điều 188 và tội đưa hối lộ theo khoản 2 Điều 364 Bộ luật hình sự. Nếu B vừa chấp hành xong bản án 5 năm tù về tội buôn bán hàng cấm và chưa được xóa án tích, nay lại phạm hai tội như tình huống nêu trên thì trường hợp phạm tội của B bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Giả định, trong lô hàng B còn giấu 2 kg thuốc phiện nên B bị xét xử thêm tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 Bộ luật hình sự) thì A có bị coi là đồng phạm với B về tội mua bán trái phép chất ma túy không? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Ông A nhận tiền 300 triệu và đồng ý cho ông B mang hàng qua cửa khẩu với đề nghị A bỏ qua cho số hàng vượt quá của mình. Hành vi của B sau đó bị xét xử về tội buôn lậu theo khoản 3 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015 và tội đưa hối lộ theo khoản 2 Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015. Nếu B vừa chấp hành xong bản án 5 năm tù về tội buôn bán hàng cấm và chưa được xóa án tích, nay lại phạm hai tội như tình huống nêu trên thì trường hợp phạm tội của B bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
Căn cứ theo Điều 53 Bộ Luật hình sự năm 2015:
“Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”
Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của
…
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. “
Theo những quy định trên, B bị xét xử về tội buôn lậu theo khoản 3 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015 với khung hình phạt là: “3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm”, quy chiếu theo điểm a khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội của B thuộc tội phạm rất nghiêm trọng. Và B bị kết án về tội đưa hối lộ theo khoản 2 Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015: “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:…”, như vậy căn cứ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội của B thuộc loại tội phạm nghiêm trọng. Có thể ước lượng thấy rằng hai tội mà B phạm phải đều là loại tội phạm rất nghiêm trọng và nghiêm trọng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Bộ Luật hình sự năm 2015 B chỉ được coi là tái phạm khi B đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 53 Bộ Luật hình sự năm 2015 B chỉ được coi là tái phạm nguy hiểm khi B đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Vì thông tin của bạn không rõ ràng việc B chấp hành bản án 5 năm tù về tội buôn bán hàng cấm thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biết nghiêm trọng? Nên để xác định tình tiết tái phạm nguy hiểm thì không có đủ cơ sở. Còn có thể xem xét B có tình tiết tái phạm từ những phân tích trên.
Bạn hỏi thêm, giả sử trong lô hàng B còn giấu 2 kg thuốc phiện nên B bị xét xử thêm tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015) thì A có bị coi là đồng phạm với B về tội mua bán trái phép chất ma túy không? Tại sao? Theo tình huống này sẽ phân ra làm hai trường hợp:
– Trường hợp 1: A biết rõ lô hàng của B có giấu thuốc phiện mà vẫn nhận hối lộ cho qua. A là người giúp sức, vì vậy A là đồng phạm với B về tội mua bán trái phép chất ma túy. Căn cứ về hình thức đồng phạm theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2017.
– Trường hợp 2: A không biết lô hàng của B có giấu thuốc phiện, A nhận hối lộ đơn thuần là do kiểm tra hàng hóa thấy là hàng hóa thông thường. Trường hợp này phân tích theo hướng sau:
“Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
…
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Theo quy định nêu trên thì yếu tố cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy là:
– Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma tuý.
– Mặt khách quan: thể hiện qua hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý. Theo quy định tại điểm 3.2 Mục II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của “Bộ luật hình sự năm 2015” thì “Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác. Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.
Luật sư tư vấn mức chi mua tin chống buôn lậu, gian lận thương mại1900.6568
– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm trên với lỗi cố ý (là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra; hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra).
– Chủ thể: Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nếu như hành vi của họ đáp ứng đủ các dấu hiệu cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy, như đã trình bày ở trên. Theo các thông tin mà bạn cung cấp, nếu như A không biết có ma túy thì An sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì không thỏa mãn dấu hiệu về mặt chủ quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là lỗi của người vận chuyển là lỗi cố ý.