Tờ khai yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp hiện nay đang được sử dụng theo mẫu số 09 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (sửa đổi tại Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và NĐ 65/2023/NĐ-CP về quyền sở hữu công nghiệp).
Mục lục bài viết
1. Tờ khai yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp:
TỜ KHAI YÊU CẦU XOÁ TÊN NGƯỜI ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Kính gửi: … Người nộp đơn dưới đây yêu cầu xoá tên người đại diện sở hữu công nghiệp. | DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) | |
NGƯỜI NỘP ĐƠN (Người đại diện sở hữu công nghiệp yêu cầu ghi nhận xóa tên) Tên đầy đủ: … Địa chỉ: … Số Chứng chỉ hành nghề: … Điện thoại: … E-mail: … | ||
LÝ DO ĐỀ NGHỊ XÓA TÊN Không còn hoạt động cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: … Tên tổ chức: … Địa chỉ: … Mã số đại diện (nếu có): … | ||
PHÍ, LỆ PHÍ | ||
Loại phí, lệ phí | Số tiền | |
Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu xoá người đại diện sở hữu công nghiệp | … | |
Lệ phí đăng bạ quyết định xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp | … | |
Lệ phí công bố quyết định xoá tên người đại diện sở hữu công nghiệp | … | |
Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là: | … | |
Số chứng từ (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp): … |
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN – Tờ khai theo mẫu; – Tài liệu chứng minh người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không đáp ứng điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; – Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp). | KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn) |
Cán bộ nhận đơn (Ký và ghi rõ họ tên) | |
CAM KẾT CỦA NGƯỜI NỘP ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: … ngày … tháng … năm … Chữ ký, họ tên người nộp đơn |
2. Việc xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về việc xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp. Theo đó, việc xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận cụ thể tại khoản 5 Điều 65 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, cụ thể như sau:
– Người đại diện sở hữu công nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia về đại diện giờ hữu công nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp khi người đại diện đó không còn đáp ứng được đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn hành nghề căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 155 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022;
– Hồ sơ yêu cầu thực hiện thủ tục xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp nộp cho cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
+ Tờ khai yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 09 phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
+ Giấy tờ và tài liệu chứng minh người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hiện nay đã không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 155 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022, đó có thể là
+ Bản sao chứng từ nộp phí, chứng từ nộp lệ phí trong trường hợp nộp phí/nộp lệ phí thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp.
– Trong khoảng thời gian 20 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu xóa tên người đại diện do hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp sẽ xem xét hồ sơ, nếu nhận thấy hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật, thủ tục xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện giống thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, có quy định cụ thể về việc ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp. Theo đó, quá trình ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện như sau:
– Các cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận cá nhân đó trở thành người đại diện sở hữu công nghiệp trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố công khai trên Công báo sở hữu công nghiệp căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 156 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022, đồng thời cần phải nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật;
– Thành phần hồ sơ yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp nộp cho cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp do các cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 155 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 đứng tên, một bộ tài liệu sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau đây:
+ Tờ khai yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 06 phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Trong tờ khai đó cần phải điền đầy đủ các thông tin liên quan đến cá nhân và tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nơi cá nhân đó hành nghề;
+ Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đối với các cá nhân, đồng thời cần phải xuất trình bản chiếu để các cán bộ tiến hành hoạt động đối chiếu, ngoại trừ trường hợp bạn sau đã thực hiện thủ tục chứng thực;
+ Giấy tờ chứng minh hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nộp đầy đủ phí và lệ phí trong trường hợp nộp phí/nộp lệ phí thông qua dịch vụ bưu điện/nộp trực tiếp vào tài khoản của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp.
– Trong khoảng thời gian 20 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu đề nghị ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp cần phải xem xét hồ sơ. Quá trình xem xét hồ sơ sẽ được thực hiện tương tự như thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
– Thông tư 23/2023/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: