Bồi thường, giải phóng mặt bằng là hoạt động pháp lý mà Nhà nước cần thực hiện khi tiến hành thu hồi nước của người dân. Vậy tổ chức nào làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng?
Mục lục bài viết
1. Một số khái quát chung về hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Thu hồi đất là hoạt động pháp lý liên quan đến công tác quản lý đất đai mà cơ quan Nhà nước thường tiến hành thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
–
+ Người sử dụng đất được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
+ Người sử dụng đất được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
+ Nhà nước sẽ hỗ trợ bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo.
+ Khi thu hồi đất ở, Nhà nước sẽ bồi thường về đất cho người sử dụng đất.
+ Nhà nước thực hiện bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân.
+ Nhà nước sẽ tiến hành bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
–
+ Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
+ Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
+ Trong trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trên đây là một số nội dung khái quát nhất về hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định chung của Luật đất đai 2013. Có thể thấy, pháp luật đã đưa ra những quy định tương đối cụ thể, khách quan về vấn đề này.
2. Tổ chức nào làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng?
Bồi thường, giải phóng mặt bằng là nghĩa vụ mà cơ quan chức năng có thẩm quyền phải tiến hành thực hiện khi ra quyết định thu hồi đất. Theo đó, Nhà nước sẽ quy định về một hoặc một số tổ chức riêng, chuyên chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động này.
– Tổ chức nào làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được quy định tại Khoản 1 Điều 68 Luật đất đai 2013 như sau:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đây là những tổ chức chịu trách nhiệm kiểm đếm, đo đạc đất, đưa ra những con số chính xác nhất liên quan đến đất đai, để từ đó hỗ trợ đưa ra quyết định bồi thường, giải phóng mặt bằng cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Theo quy định tại điều khoản này, tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ có nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các tổ chức này do cơ quan Nhà nước bầu ra. Xét về trình độ chuyên môn, các cán bộ, công chức làm việc cho tổ chức này phải có trình độ chuyên môn, kiến thực thực tiến liên quan đến nhiệm vụ một cách đầy đủ và sâu sắc. Luật đất đai 2013 đã đưa ra quy định điều chỉnh về tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đồng nghĩa với việc tổ chức này phải có nhiệm vụ chuyên biệt trong quá trình thực hiện các hoạt động pháp lý xoay quanh vấn đề này.
– Xét chuyên sâu, khi thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thực hiện các hoạt động cụ thể sau đây:
+ Đo đạc, kiểm tra lại phần diện tích đất đai thuộc diện được thu hồi để đưa ra kết luận đền bù đất đai một cách khách quan và toàn diện, chính xác nhất.
+ Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải đảm bảo làm việc một cách chuẩn xác, nghiêm túc, đúng nghiệp vụ của mình, nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm có thể xảy ra.
+ Khi xảy ra bất kỳ sai phạm nào liên quan đến hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng, cơ quan, tổ chức này sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân.
Quy định về tổ chức chịu trách nhiệm chuyên biệt trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là Nhà nước hướng đến việc thúc đẩy sự giải quyết toàn diện của việc giải quyết này; đảm bảo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt hiệu quả cao nhất; bảo vệ một cách toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
3. Nếu không đồng ý với hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng của Nhà nước, người dân được phép khiếu nại hay không?
Khiếu nại là một trong những quyền công dân của người dân trước những quyết định hành chính, pháp lý mà Nhà nước đưa ra.
Theo quy định tại Điều 7 và Điều 9
Sau khi nhận đơn khiếu nại mà người dân trình lên, trong vòng 10 ngày (kể từ khi nhận đơn thư khiếu nại), cấp có thẩm quyền phải thụ lý vụ việc và tiến hành đối thoại, ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại này được công bố trong tối đa 45 ngày tiếp theo (60 ngày đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn).
Trong vòng 30 ngày, kể từ hạn chót giải quyết vụ việc nhưng chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, hoặc đã có nhưng không đồng ý, thì người sử dụng đất được khiếu nại tiếp lên cấp trên hoặc khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án có thẩm quyền.
Khiếu nại là quyền của công dân. Trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nếu phát hiện ra bất kỳ sai phạm nào (ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất), người sử dụng đất sẽ được quyền khiếu nại. Hoạt động khiếu nại giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân của một cách tối ưu nhất. Khi có những sai phạm cụ thể xảy ra, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ đưa ra phương án xử lý kịp thời nhất. Đây chính là cơ sở tạo nên những giá trị khách quan, toàn diện và chất lượng trong công tác thu hồi, bồi thường đất; cũng như công tác hỗ trợ quản lý các hoạt động khách quan liên quan đến đất đai.
Từ nội dung phân tích ở trên, có thể khẳng định, nếu không đồng ý với hoạt động đền bù giải phóng mặt bằng của cơ quan Nhà nước, người dân được phép khiếu nại lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. Điều này giúp bảo vệ quyền công dân, hạn chế những sai sót, rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động pháp lý liên quan đến thu hồi đất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013;