Khái quát về công ty hợp danh và thành viên công ty hợp danh? Tổ chức có được là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không? Tổ chức có được là thành viên góp vốn trong công ty hợp danh không?
Công ty hợp danh là mô hình công ty đã ra đời và tồn tại lâu trong hệ thống các loại hình doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Công ty hợp danh được thành lập, tồn tại, và phát triển nhờ sự góp vốn của các thành viên công ty. Thành viên công ty hợp danh được chia thành thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, đối với mỗi loại thành viên thì pháp luật quy định khá rõ ràng về điều kiện để trở thành thành viên của công ty hợp danh. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về thành viên của công ty hợp danh để trả lời cho câu hỏi: Tổ chức có thể trở thành thành viên của công ty hợp danh không?
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Khái quát về công ty hợp danh và thành viên công ty hợp danh
Loại hình công ty hợp danh xuất hiện bởi nhu cầu của các nhà đầu tư, từ chỗ làm ăn đơn lẻ, độc lập, các thương nhân tìm cách liên kết với nhau để thích ứng với những thử thách mới của nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, đồng thời là cơ hội tốt để tích tụ tài sản, nâng cao năng lực cạnh tranh và chia sẻ rủi ro. Khái niệm “hợp danh” được hiểu chính là sự kết hợp giữa các thương gia cùng hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm đạt được những mục đích nhất định, mà ở đó, mỗi thương gia đều liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của hội. Các thương nhân sẽ ưu tiên tìm đến những người mà người đó quen biết, tin tưởng để cùng góp vốn làm ăn. Chính vì vậy nên loại hình công ty hợp danh mang đậm nét công ty đối nhân.
Như vậy, công ty hợp danh chính là hình thức liên kết giữa các nhà đầu tư nhằm mục tiêu cùng hoạt động kinh doanh, cùng chia lợi nhuận, mỗi thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa công ty và liên đới chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.
Theo quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam, thì công ty hợp danh được quy định là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, gọi là thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh là thành viên nòng cốt của công ty, là người thành lập và quản lý hoạt động của công ty hợp danh và chịu chế độ trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra công ty còn có thể có thêm thành viên góp vốn, đây là người trợ lực về vốn của công ty, không được tham gia vào điều hành, quản lý công ty, chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn với phần vốn góp vào công ty.
2. Tổ chức có được là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không?
Trong công ty hợp danh thì thành viên hợp danh đóng vai trò là thành viên chủ chốt. Để cụ thể hóa, pháp luật có quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh tại Điều 177
“1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;”
Từ quy định trên, có thể rút ra rằng:
Thứ nhất, thành viên hợp danh phải là những cá nhân, số lượng các thành viên hợp danh phải ít nhất là hai;
Quy định này cho thấy, pháp luật giới hạn chủ thể là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh là cá nhân mà không thể là pháp nhân và cá nhân đó phải đáp ứng được những điều kiện về năng lực hành vi dân sự theo quy định tại
Đối với những ngành nghề đặc thù nhất định, pháp luật quy định cá nhân là thành viên hợp danh cần đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật về bằng cấp, chứng chỉ.
Thứ hai: các thành viên hợp danh cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.
Bản chất của hợp đanh đúng nghĩa là sự liên kết giữa các thương nhân đề kinh doanh dưới tên một tên gọi chung đó cũng là bản chất của công ty đối nhân. Vì vậy, công ty hợp danh phải có từ hai thành viên trở lên, nếu không mỗi thành viên hợp danh vẫn chỉ là các thương nhân đơn lẻ. Khi một công ty hợp danh được thành lập, mỗi thành viên hợp danh sẽ thực hiện hoạt động kinh doanh với tư cách thương nhân – mỗi thành viên hợp danh là một thương nhân đều có quyền sử dụng danh tính của công ty để thực hiện các hoạt động thương mại. Tư cách thương nhân của mỗi thành viên hợp danh đương nhiên được công nhận sau sự kiện đăng ký doanh nghiệp theo quy ảnh của pháp luật. Quy định này của Luật Doanh nghiệp là phù hợp với những đặc trưng vốn có của công ty hợp danh, tương đồng với quy định của pháp luật các nước và các văn bản pháp luật dưới chế độ cũ của Việt Nam.
Thứ ba, theo quy định pháp luật, thanh viên hợp danh bị hạn chế một số quyền sau đây:
– Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại;
– Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhận danh người khác để thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đo để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác,
– Không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình trong công ty cho người khác nếu không được sự chấp nhận của các thành viên hợp danh còn lại.
Có thể khẳng định rằng xuất phát từ trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh ma pháp luật quy định thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Từ những đặc điểm trên thì có thể thấy tổ chức không thể là thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
3. Tổ chức có được là thành viên góp vốn trong công ty hợp danh không?
Bên cạnh thành viên hợp danh công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn (điểm a khoản 1 Điều 177
Như vậy, không phải công ty hợp danh nào cũng có thành viên góp vốn Thành viên góp vốn chỉ xuất hiện trong những công ty hợp danh khi mà tiềm lực tài chính của các thành viên hợp danh hạn chế, cần có sự đầu tư từ bên ngoài vào công ty, do các thành viên hợp danh quyết định pháp luật không giới hạn chủ thể là thành viên góp vốn, do đó, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có thể là cá nhân, tổ chức. Người đầu tư vốn vào công ty hợp danh theo nhu cầu của các thành viên hợp danh chỉ là người gửi vốn để kiếm lời mà không trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn vốn đó trong hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, thành viên góp vốn có thể là những đối tượng mà pháp luật không cấm góp vốn vào doanh nghiệp (kể cả những đối tượng ma pháp luật cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp).
Việc quy định thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có địa vị pháp lý thấp hơn so với thành viên hợp danh mặc dù cũng là đồng chủ sở hữu công ty hợp danh cũng một phần nhằm bảo vệ quyền lợi cho các thành viên hợp danh bởi, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn góp, trong kho thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài sản của công ty. Việc tham gia của thành viên góp vốn vào quản lý công ty có thể đặt các thành viên hợp danh vào thế rủi ro cao. Với lý do đó, nếu thành viên góp vốn tham gia vào quản lý công ty thì pháp luật và bên thứ ba trong quan hệ giao dịch đương nhiên coi thành viên đó là thành viên hợp danh và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ tài sản của công ty.
Từ những đặc điểm phân tích này thì có thể thấy tổ chức có thể là thành viên góp vốn của công ty hợp danh.