Tố cáo sai sự thật bị xử lý thế nào? Có phải bồi thường không?
Như chúng ta đã biết thì tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân, nhưng để phát huy được quyền tố cáo như thế nào cho đúng theo quy định của pháp luật lại là điều cần phải lưu ý. Để tránh các trường hợp tố cáo sai sự thật.
Mục lục bài viết
1. Tố cáo sai sự thật bị xử lý thế nào?
Theo Điều 156
Người nào “bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” hoặc “bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền”.
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng quyền tự do dân chủ của mình để thực hiện việc khiếu nại, tố cáo trái quy định và có những hành vi phạm pháp luật trong khiếu nại, tố cáo. Nhiều trường hợp, việc khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật nhưng người khiếu nại, tố cáo vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo đến nhiều ngành, nhiều cấp, gây xáo trộn, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước, cũng như làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
Bên cạnh đó nếu cá nhân, tổ chức không thể xác định chính xác về dấu hiệu tội phạm khi tình báo sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống bình thường của người bị tố giác. Ngoài ra cũng có thể gây ra những thiệt hại không đáng có cho người bị tố giác. Vì vậy, nếu bạn bị người khác tố giác về hành vi vi phạm pháp luật nhưng bạn chưa biết làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể hiểu khiếu nại chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Hay bạn có thể hiểu khiếu nại là việc bạn đề nghị với cơ quan, tổ chức đã ra các quyết định hành chính, hành vi hành chính ..v..v.. xâm phạm tới quyền lợi và lợi ích hợp pháp của bản thân bạn. Trong trường hợp này của bạn thì việc một doanh nghiệp làm đơn nói rằng bạn nhận 1 khoản tiền 20 triệu đồng để nộp hộ tiền thuế vào NSNN không phải là quyết định hành chính hay hành vi hành chính. Do đó trong tường hợp này không phải làm đơn khiếu nại.
Ngoài ra, trong trường hợp của bạn cũng không phải làm đơn tố cáo để bảo vệ danh dự, uy tín của bạn. Bởi vì, tố cáo được hiểu một cách đơn giản là khi bạn biết việc một cá nhân, cơ quan, tổ chức có các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thì bạn tố cáo cho cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền biết để xử lý.
Ngoài ra, trong trường hợp các thông tin sai lệch mà doanh nghiệp đó đưa ra làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của bạn mà người đưa ra thông tin đó biết rõ là bịa đặt, không đúng sự thật nhưng cố tình đưa ra nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành. Do luật hình sự của nước ta chỉ truy cứu trách nhiệm của cá nhân cụ thể, mà không truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
Do đó trong trường hợp của bạn, người đứng đầu doanh nghiệp, hoặc người có nhiệm vụ quyền hạng theo điều lệ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi cố tình đưa ra các thông tin bịa đặt, sai sự thật trên. Do đó trong trường hợp này bạn có thể tới tố giác với cơ quan điều tra, hoặc viện kiểm sát về hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu doanh nghiệp, hoặc người có nhiệm vụ quyền hạng theo điều lệ doanh nghiệp trên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân mình.
Có thể thấy,
2. Có phải bồi thường không?
Căn cứ theo quy định trên, bạn nên trình bày và đề nghị cơ quan Công an xem xét lại việc tố cáo sai sự thật. Trường hợp chứng minh được hành vi cố tình tố cáo không đúng sự thật của người này gây thiệt hại trực tiếp tới danh dự nhân phẩm thì bố bạn có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại gồm thiệt hại về thu nhập, thiệt hại tổn thất tinh thần theo quy định trên. Bồi thường thiệt hại được quy định tại
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy ta thây pháp luật đã quy định cụ thể đối vơi hành vi tố cáo sai sự thật này. thì vấn đề bồi thường sẽ được đạt ra tùy theo các trường hợp cụ thể và tùy theo các vụ việc với các loại chi phí bồi thường theo quy định như đã nêu trên, Bên cạnh đó còn có các quyd dịnh khác chẳng hạn như về chế tài xử lý đối với những người tố cáo tiếp cố tình tố cáo sai sự thật, tố cáo nhiều lần và chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật khác trong quá trình giải quyết tố cáo:
Hiện nay, tại không ít địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn tình trạng mặc dù vụ việc tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng pháp luật nhưng người tố cáo vẫn cố tình tố cáo tiếp, tố cáo tràn lan, nhiều lần, sai sự thật, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người khác. Đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, hiện nay tại Điều 23 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP đã có quy định chế tài xử lý.
Tuy nhiên, đối với chủ thể là người dân cố tình tố cáo sai sự thật mà tố cáo nhiều lần thì chưa có chế tài xử lý hành chính, do đó còn gây khó khăn cho các cơ quan hành chính trong việc xử lý đối với những trường hợp đó. Đề nghị cần bổ sung chế tài xử lý hành chính đối với người dân có những hành vi này, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, hạn chế tình trạng tố cáo tràn lan, vượt cấp, tố cáo nhiều lần, sai sự thật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Đối với các hành vi vi phạm của các chủ thể khác trong quá trình giải quyết tố cáo, hiện nay trong Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành