Tính cộng nối thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Quy định về cộng dồn thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Tính cộng nối thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Quy định về cộng dồn thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Tóm tắt câu hỏi:
– Nguyên vào ngày 11/02/1985. Tôi thi hành Nghĩa vụ quân sự đến 30/3/1988 được xuất ngũ về địa phương. (Quyết định xuất ngũ số: 028/QĐ). – Tháng 06/1989 vào lực lượng Công an nhân dân Huyện Hà Tiên củ ( Nay là Thị Xã Hà Tiên) đến tháng 03/1993; nhận Quyết định chuyển nghành sang phòng Quản lý đô thị Huyện Hà Tiên (Quyết định số: 06/QĐ-CN ). – Từ tháng 03/1993 đến Tôi được Đồng chí Nguyễn Thanh Trí nguyên là Huyện ủy viên, nguyên Trưởng phòng Phòng Quản lý đô thị Huyện Hà Tiên; phân công về đội Thanh tra giao thông của Huyện Hà Tiên với chức vụ: Đội viên thanh tra Giao thông vận tải; (Có giấy Ủy nhiệm do sở GTVT tỉnh Kiên Giang cấp ngày 04/5/1993). – Đến 08/1993 đơn vị cho tôi thôi việc vì giản chính, giảm nhẹ biên chế; (Vào thời điểm đó Tôi chưa nhận quyết định cũng như các chế độ, chính sách nào). – Tháng 08/1996 được tuyển dụng trở lại làm việc với Phòng quản lý đô thị huyện Hà Tiên và được điều động về Ban quản lý bến xe-tàu Hà Tiên với hình thức hợp đồng lao động. Từ tháng 03/1997 có sổ Bảo hiểm xã hội cho đến nay. Theo công văn phúc đáp của bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang ngày 15/01/2017 về việc không tính cộng nối thời gian công tác cho Tôi theo điểm d, khoản 13, mục 02, Thông tư
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Khoản 6 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân.”
Theo thông tin bạn cung cấp, trong giai đoạn từ tháng 06/1989 đến tháng 08/1993, bạn đều công tác tại các đơn vị thuộc khối Nhà nước, đến tháng 08/1993 thì bạn bị cho nghỉ việc do tinh giảm biên chế và tại thời điểm đó bạn chưa được giải quyết bất cứ chế độ nào. Như vậy, trường hợp của bạn còn được hướng dẫn cụ thể tại điểm b Khoản 1 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP Hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội bắt buộc:
“b) Người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại Điều 3 của Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 của Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; Điều 54 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo
Theo đó, điều 3 Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội quy định:
“Điều 3.- Điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là thời gian đóng góp bảo hiểm xã hội, tuổi đời hoặc bị suy giảm khả năng lao động.
Đối với công nhân, viên chức thuộc khu vực Nhà nước thì thời gian công tác thực tế trước ngày ban hành Nghị định này được coi là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Người đóng bảo hiểm xã hội được tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp sổ bảo hiểm xã hội.”
Điều 54 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định:
“1/ Người lao động đã có thời gian làm việc thuộc khu vực Nhà nước trước ngày thi hành Điều lệ này, nếu chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp 1 lần về bảo hiểm xã hội, thì được tính là thời gian để hưởng bảo hiểm xã hội.
2/ Người lao động làm việc ngoài khu vực Nhà nước đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước trước ngày thi hành Điều lệ này nếu chưa hưởng trợ cấp 1 lần về bảo hiểm xã hội thì được tính là thời gian để hưởng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, có đủ căn cứ pháp lý để xác định thời gian từ 06/1989 đến 08/1993 được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu năm 1997 bạn mới chính thức tham gia bảo hiểm xã hội và được cấp sổ bảo hiểm xã hội nhưng theo quy định nêu trên thì thời gian 4 năm 02 tháng từ 06/1989 đến 08/1993 cũng được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điểm đ khoản 13 mục 2 Thông tư 13/NV của Bộ Nội vụ ngày 04/09/1972 hướng dẫn và quy định về việc tính thời gian công tác của công nhân, viên chức nhà nước quy định:
“d. Thời gian công nhân, viên chức nghỉ dài hạn không lương và thời gian tự tiện bỏ việc không được tính là thời gian công tác. Thời gian công tác trước đó được tính vào thời gian công tác nói chung, nếu trong khi bỏ việc không có hành động chống đối chính sách, chống phá cách mạng.”
Như vậy có thể thấy, quy định chỉ rõ khoảng thời gian công nhân, viên chức nhà nước nghỉ dài hạn không lương hoặc tự ý bỏ việc không được tính là thời gian công tác. Việc áp dụng quy định này vào trường hợp của bạn là không hợp lý.