Nhu cầu cần vốn để thực hiện kinh doanh hay thực hiện các dự định là điều mà bất kỳ ai cũng quan tâm. Nắm bắt được tâm lý này của khách hàng, nhiều đơn vị cho vay với lãi suất cao và không đăng ký hoạt động theo quy định xuất hiện nhiều. Một trong số đó có hình thức tín dụng đen.
Mục lục bài viết
1. Tín dụng đen là gì?
Đối với nhiều người, “tín dụng đen” đơn giản chỉ là cho vay nặng lãi, tuy nhiên, khi nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành cho thấy, hoạt động “tín dụng đen” không chỉ đơn giản như vậy. Về mặt pháp lý thì chưa có khái niệm thế nào là “tín dụng đen” nhưng có thể hiểu đó là hoạt động cho vay vốn bất hợp pháp, không phù hợp với các quy định của pháp luật. Có thể dễ dàng nhận thấy các biểu hiện và hình thức của hoạt động “tín dụng đen”.
2. Đặc điểm tín dụng đen:
Về thủ tục cho vay: Thủ tục vay và cho vay rất đơn giản, có thể có tài sản thế chấp, có thể không cần tài sản thế chấp; việc vay và cho vay dựa trên sự tin tưởng nhau hoặc ràng buộc bằng các “quy tắc ngầm” của các đối tượng giang hồ ngoài xã hội. Thực tế xét xử cho thấy, đối tượng đi vay tiền thường sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, giấy phép lái xe và các loại giấy tờ, bằng cấp của cá nhân… để cầm cố, thế chấp vay tiền. Cá biệt có trường hợp còn câu kết với các đối tượng ngoài xã hội hoặc trên mạng Internet dùng công nghệ in màu để làm giả thẻ Đảng, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ bổ nhiệm chức vụ; làm giả các hợp đồng hoặc trộm cắp tài sản của người khác… để cầm cố, thế chấp nhằm vay tiền tín dụng đen.
Về hoạt động thì không phải người đi vay chỉ vay tiền các đối tượng ngoài xã hội mà cá biệt hoạt động tín dụng đen lại được thực hiện ở ngay trong nội bộ một số cơ quan, đơn vị, nhà trường…
Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay vượt mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 về tội “ Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” thì: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…
Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 về lãi suất thì: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (tức là 1,66%/tháng), trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Nếu lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn 20%/năm thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất nêu trên (tức là 10%/năm; tương đương 0,83%/tháng) tại thời điểm trả nợ.
Về hình thức cho vay: Hoạt động cho vay hiện nay đã được các chủ nợ biến tướng bằng việc: Các hợp đồng, giao dịch vay tiền thường được soạn thảo và ký nhận với nội dung giả tạo để che dấu mức lãi suất bất hợp pháp và tạo điều kiện cho chủ nợ dễ dàng khống chế con nợ để thu được nợ đồng thời cũng là ràng buộc pháp lý để khi con nợ không trả được thì chủ nợ có thể đề nghị cơ quan pháp luật xử lý bằng hình sự với con nợ.
Ngoài ra, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các hoạt động cho vay trực tuyến (vay online) đang phát triển rầm rộ qua các ứng dụng di động (app) hay các website với nhiều quảng cáo về thủ tục vay đơn giản, lãi suất vay luôn dưới 20%/năm, tức là dưới mức bị liệt là cho vay nặng lãi.
Tín dụng đen tiếng Anh là Black credit
3. Dấu hiệu nhận biết các mô hình tín dụng đen:
Thứ nhất, cho vay bất chấp mục đích vay của người vay là gì; không hạn chế thời gian vay vì lãi được tính theo ngày; có thể trả lãi 10 ngày/lần hoặc 01 tháng/lần hoặc theo thỏa thuận; tiền lãi kỳ đầu được khấu trừ ngay vào lần vay đầu tiên.
Hai là, không cần giữ tài sản thế chấp khi vay nhưng chủ nợ thường sẽ ghi trong hợp đồng vay nội dung: Quá thời hạn trả nợ nếu bên vay không trả được nợ thì bên cho vay có quyền thu hồi nhà, đất, tài sản của bên vay.
Ba là, lãi suất cho vay vượt quá lãi suất pháp luật quy định
Điều 468, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, trần lãi suất cao nhất là 20% (trừ trường quy định hợp pháp luật liên quan quy định khác). Bên cạnh đó, Nghị định số 19/2019 /NĐ-CP về hụi, họ, biêu phường cũng hướng dẫn chi tiết về lãi, lãi suất trong hình thức chơi hụi, họ; Nghị quyết số 01/2014/NQ HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm cũng giải thích các trường hợp cụ thể về lãi suất.
Điều 201 Bộ luật hình sự quy định lãi suất vượt quá 5 lần lãi suất cao nhất của BLDS (được hiểu là 100%/năm), thu lời bất chính từ 30 triệu đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Bốn là, không ghi mức lãi vay và mục đích vay đều được ghi thể hiện ở một số nội dung bình thường và chung chung như: để giải quyết công việc gia đình, để lấy tiền ăn học cho con; để chữa bệnh, để làm ăn, để đáo nợ, để xin việc…Các khoản vay được tách nhỏ (10, 20, 30… triệu đồng) ở các thời điểm khác nhau; mỗi lần vay, bên cho vay chỉ lập 01 giấy cho vay do bên cho vay giữ. Quá trình trả nợ, do lãi suất lớn nên người vay không trả được lãi thì các chủ nợ bắt đầu có các hoạt động biến tướng tinh vi hơn là:
– Trực tiếp hoặc dùng số đối tượng “xã hội đen”; tổ chức đòi nợ chuyên nghiệp cho người đe dọa; đánh đập hoặc tuy không đánh đập nhưng cho những đối tượng xăm trổ hung hãn mang theo băng rôn đòi nợ đến nhà riêng, nhà bố mẹ anh em, cơ quan, đơn vị của người vay tiền để gây áp lực trả nợ…
– Tiến hành gọi (hoặc bắt) người vay đến một địa điểm, đe dọa, khống chế đồng thời chủ nợ đưa ra một hợp đồng trong đó chủ nợ đã khoanh tổng nợ (gồm gốc, lãi) đến thời điểm đó. Sau đó, dưới sự chứng kiến của những người đã được chủ nợ hợp đồng trước; con nợ sẽ phải ghi, ký và điểm chỉ vào hợp đồng trong đó xác định con nợ đã nhận (có thể là 2-3 lần) một số lượng tiền của chủ nợ để chạy việc cho con, em, cháu chủ nợ vào biên chế một cơ quan nào đó; để xin chuyển vùng cho ai đó; để chạy chính sách cho một đối tượng nào đó hoặc vô vàn lý do “hợp lý” khác…
Số lượng tiền con nợ nhận các lần là trùng khớp với số lượng gốc và lãi mà bên cho vay đã cho bên vay vay. Các giấy ghi từng lần vay tiền trước đó do chủ nợ giữ lúc này sẽ được hủy bỏ. Đáng chú ý là các hợp đồng này đều được bên thứ ba có trình độ pháp luật tư vấn giúp các đối tượng cho vay nên cơ bản đều đúng thể thức và nội dung của pháp luật; do đó nếu có tranh chấp ra Tòa án thì Tòa án cũng không thể tuyên hợp đồng vô hiệu được.
Năm là, việc thu hồi nợ, lãi thường gắn với các hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.
Hoạt động thu hồi nợ gắn với tín dụng đen thường gắn với các hành vi như: Bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, huỷ hoại tài sản, gọi điện, nhắn tin đe dọa, chửi bới, đổ chất bẩn, chất thải, bom xăng, đổ bê tông trước cửa nhà, đặt vòng hoa tang, treo đầu động vật, phun sơn, máu tươi, kéo đông người đến nhà riêng, nơi làm việc để gây áp lực với người vay tiền và thân nhân của họ, các đối tượng còn sử dụng mạng xã hội (facebook, zalo) để đăng các thông tin không có lợi cho người vay, nhiều thông tin xuyên tạc, bịa đặt nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, từ đó tạo áp lực để đòi nợ.
Thủ đoạn sử dụng người tàn tật (thương binh giả) tham gia đòi nợ thuê vẫn diễn ra. Lợi dụng chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng, nhiều người giả danh thương binh tham gia nhiều hoạt động trong đó có hoạt động đòi nợ thuê, số người này thường tụ tập theo nhóm theo yêu cầu của người thuê, đến nhà người nợ tiền để gây sức ép dưới nhiều hình thức khác nhau gây dư luận phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
Hoạt động tín dụng đen thường gắn với tội phạm có tổ chức. Để siết nợ, các chủ nợ thường thuê các đối tượng xăm trổ, có tiền án tiền sự hoặc các công ty đòi nợ theo kiểu “xã hội đen”. Nhiều công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ mặc dù bên ngoài hoạt động hợp pháp, số ít nhân viên có hợp đồng đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định nhưng số nhân viên không chính thức, không ký hợp đồng hoặc liên kết, thuê hoặc đứng đằng sau là các băng nhóm tội phạm có tổ chức, các đối tượng có tiền án tiền sự để thực hiện các hành vi đòi nợ.
Các đối tượng này được sự