Hoàn cảnh ra đời, nội dung giáo lý, đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo, mức độ phát triển của các nhóm tôn giáo thiểu số có nguồn gốc và ảnh hưởng từ Phật giáo, Đạo giáo, tín ngưỡng dân gian?
Mục lục bài viết
- 1 1. Phong trào các ông Đạo:
- 2 2. Long Hoa Di Lặc:
- 3 3. Thánh Minh vì tình dân tộ:
- 4 4. Hoàng Thiên Long:
- 5 5. Đạo Tâm Linh nước trời Việt Nam:
- 6 6. Hội Phật Trời Vua Cha Hoàng Thượng Nguyên cứu đời:
- 7 7. Đạo Thiên Nhiên:
- 8 8. Tổ Tiên Chính Giáo:
- 9 9. Trường Ngoại cảm Tố Dương:
- 10 10. Minh Đường Trung Tâm:
- 11 11. Thanh Hải Vô Thượng Sư:
- 12 12. Pháp Luân Công:
1. Phong trào các ông Đạo:
Hoàn cảnh ra đời: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở nước ta bắt đầu xuất hiện các nhóm tôn giáo thiểu số có tính dân tộc, thậm chí, còn lãnh đạo một bộ phận phong trào yêu nước chống Pháp. Giáo sư Trần Văn Giàu từng có nhận xét rất nổi tiếng về các phong trào khi ấy. Khi các trào yêu nước còn đang bị khủng hoảng, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cũng cần “ngả nón” trước các hành động yêu nước của các Hội kín Nam Kỳ, đánh Pháp ngay ở trung tâm Sài Gòn.
Một số ông Đạo tiêu biểu: Đạo Khùng, Đạo Đèn, Đạo Chợ, Đạo Gò Mối, Đạo Đọt, Đạo Nằm, Đạo Dừa,… ở Nam Bộ. Theo nghĩa đen, “ông” có nghĩa là “một người già” và “đạo” có nghĩa là “một con đường tôn giáo”. “Ông Đạo” – một danh xưng đậm đặc yếu tố tôn giáo, “là để chỉ những người có khả năng đặc biệt, như: khả năng chữa bệnh, khả năng tập hợp quần chúng, khả năng huyền linh, dẫn dắt mọi người theo một chủ thuyết nào đó.
Đối tượng và các mô thức thờ cúng: Đối với các ông Đạo, những giáo thuyết cao siêu đã mờ nhạt đi, thay vào đó là những biểu tượng thiêng liêng, nghi lễ thờ phụng bình dị, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt (sắc phục màu nâu dà của đất biểu thị cho sự dung hợp, hòa hợp, bình đẳng giới luật không quá khắt khe, thiên về những lời khuyên nhủ hơn là những quy định nghiêm ngặt,…).
Nội dung giáo lý: Được thể hiện qua những bản kinh, sấm, vãn, thánh ngôn,… với nhiều phiên bản khác nhau. Ví dụ như: Sấm truyền Đức Phật Thầy Tây An, của Nguyễn Văn Hầu sưu tầm và biên soạn (1973) được Tòng Sơn Cổ tự xuất bản; quyển Thánh ngôn hiệp tuyển trọn bộ in năm 1972, Tòa thánh Tây Ninh giữ bản quyền, và Thánh ngôn hiệp tuyển quyển 1 và 2 hợp nhất và chú thích do Nguyễn Văn Hồng | biên soạn và chú thích, ấn hành năm 2000; Đạo thư của Đức Quyền Giáo tông về việc phát hành quyển Pháp Chánh truyền; các bản Thánh huấn, Thông tri, Điều lệ, Hiến chương của các nhóm,…
Nội dung giáo lý chịu ảnh hưởng của các tôn giáo lớn: Chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo, tín ngưỡng dân gian. Biểu hiện rõ nhất ở tư tưởng pháp môn Tịnh độ và thuyết Mạt thế luận,…[134]. Đồng thời, hướng tới cách hành xử tiếp thu từ Nho giáo như: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, kết hợp với huyền thuật và vô vi của Đạo giáo. Ngoài ra, có các yếu tố: thờ Mẫu, thờ anh hùng dân tộc, tâm thức thờ Trời,… đặc biệt là thờ cúng Tổ tiên. Ngoài ra, các ông Đạo còn dung hợp tín ngưỡng dân gian của người Hoa (Minh Hương) đã được bản địa hóa (thờ Quan Công) và việc bài trừ văn hóa Tây phương.
Đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo: Tính huyền linh trong thực hành đức tin tôn giáo và sự đơn giản, gần gũi trong thực hành đức tin tôn giáo. Cùng với truyền thống thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ đặc biệt quan tâm đến tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc (Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương, Thủ Khoa Huân, Trương Định, Trần Văn Thành,…)
2. Long Hoa Di Lặc:
Hoàn cảnh ra đời: Xuất hiện vào khoảng năm 1980, nửa cuối thế kỷ XX, chủ yếu ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương. Hiện chưa có thông tin cụ thể về người sáng lập ra Long Hoa Di Lặc.
Đối tượng thờ cúng: Đối tượng thờ cúng rất đa dạng. Bàn thờ được bố trí cụ thể: (1) Giáo chủ Di Lặc Tôn Phật ở chính giữa; (2) Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quan Âm Bồ Tát ở phía dưới, lần lượt từ trái qua phải; (3) Cây Bồ đề (tượng trưng cho nơi Phật thành đạo); (3) Lọ hoa và nhiều chai đựng nước trắng để chữa bệnh. Ngoài ra, Long Hoa Di Lặc còn thờ cả các vị anh hùng dân tộc, các danh nhân trong lịch sử: Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai,…
Nội dung giáo lý: Được thể hiện trong những cuốn kinh sách quan trọng gồm: “Di Lặc cứu Kiếp”, “Văn Lệnh Chỉ”. Nội dung chính nói về việc khi Đức Phật Thích Ca không còn điều khiển trần gian nữa sẽ có Đức Phật Di Lặc và Đức Ngọc Phật Hồ Chí Minh đảm nhiệm. Ngoài ra, kinh sách cũng đề cao vai trò của Hồ Chí Minh, xem là một trong ba vị Phật dưới quyền Phật Di Lặc và cùng với Phật Di Lặc trị vì chúng sinh thay cho Phật Thích Ca.
Đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo: Hằng ngày, tín đồ sẽ hành lễ kiểu quỳ 3 lần vào sáng sớm, trưa và tối, họ đọc kinh, các bài cầu khấn và đốt hương 24/24h. Các ngày lễ của Long Hoa Di Lặc cũng là những ngày lễ quan trọng của quốc gia: 1/5, 19/5, 2/9,… và ngày mùng một, ngày rằm âm lịch.
Mức độ phát triển: Ở Hà Nội, nơi phát triển ban đầu là Sóc Sơn, Đông Anh. Long Hoa Di Lặc đã xuất hiện ở 5/29 quận/huyện của Hà Nội với 1.000 tín đồ. Cho đến nay, có 24 điểm thuộc 13 xã, 8 huyện của Hải Dương có tín đồ theo, thời điểm đông nhất có tới 405 tín đồ, 33 người cốt cán.
3. Thánh Minh vì tình dân tộ:
Hoàn cảnh ra đời: Ngọc Phật Hồ Chí Minh do bà Nguyễn Thị Lượng (1947) sáng lập tại Hải Phòng năm 1990. Sau một thời gian bị bệnh, bà Lương tự xưng mình là “Di Đà tái thế” xuống trần để giúp nhân dân thực hiện đúng đạo. Bà cũng cho rằng mình được sự giúp đỡ của Hồ Chí Minh nên khỏi bệnh.
Đối tượng thờ cúng: Chia làm các cấp khác nhau và được thờ ở 5 cấp từ xã, phường, đến trung ương. Cao nhất là “Vua Hùng” gồm 8 vị vua đứng đầu từ Trung Trắc tới Hồ Chí Minh được thờ ở cả 5 cấp. Ở cấp thấp hơn là những người có công tham gia kháng chiến được thờ.
Nội dung giáo lý: Tập sách quan trọng nhất là “Bác dâng hương đền ơn người dựng, giữ nước Việt Nam” với 14 bài thơ, văn vần. Tiêu biểu: “Đền ơn lãnh tụ Hồ Chí Minh” (110 câu thơ lục bát), “Bản danh sách người Việt Nam được toàn dân đăng hương đền ơn trả nghĩa muôn năm”, “Đền ơn Vua Hùng dựng nước” với 20 câu lục bát, “Đền ơn đức Vua Bà Trưng Trắc”, “Đền ơn Vua Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn”, “Đền ơn liệt sĩ”, “Đền ơn cha mẹ liệt sĩ”,… Quy định 5 điều cấm: (1) cấm tiền vàng âm phủ, tiền giả bằng giấy để cúng; (2) cấm bói toán, trình đồng, mở phủ hầu bóng, gọi âm hồn, (3) cấm cúng cầu bằng lễ mặn. Nếu cũng chỉ cúng vào giỗ, tết nhưng phải xin Phật, các quan, thần; (4) cấm viết chữ Hán trong việc tấu sớ, viết bài vị cốt hiệu bát nhang; (5) trước năm 2000, khi chưa giao ban khai quang mọi nhà, mọi nơi, không được thắp hương cúng lễ vào ban đêm.
Đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo: Việc thực hành các nghi lễ được thực hiện tại hai nơi: (1) nhà của người sáng lập (bà Lương) và (2) tại gia đình tín đồ. Các thời gian thực hiện lễ nghi là những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc: ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), Thương binh liệt sĩ (27/7), Quốc khánh (2/9), và ngày rằm, mùng một hàng tháng.
Mức độ phát triển: Tôn giáo do bà Lương sáng lập đã phát triển tại 15 tỉnh, thành phố, chủ yếu từ Hà Tĩnh trở ra: Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định. Riêng Nam Định có hơn 100 tín đồ tại Hải Hậu, Xuân Trường, Nam Trực, Ý Yên.
4. Hoàng Thiên Long:
Hoàn cảnh ra đời: Ra đời năm 2001 do bà Nguyễn Thị Điền trú tại thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, Hà Nội sáng lập. Thường được biết đến với cái tên “đạo bà Điền”. Bà Điền luôn tự nhận mình là “sứ giả” của Hồ Chí Minh (“giao liên của Bác”).
Đối tượng thờ cúng: Có hai điện thờ chính ở thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang và điện thờ tại thôn Phú Dư, xã Hồng Quang. Ngoài ra, còn thờ cúng tại gia.Tại điện Hoàng Thiên Long, bàn thờ được bày trí với 6 phần, nổi bật là biển tên “Điện Hoàng Thiên Long màu vàng chính giữa và tượng Hồ Chí Minh trong tư thế vẫy tay chào,…
Nội dung giáo lý: Được tập hợp trong “Đại Pháp đoàn tràng tu gia” (“Biển Kinh Đại Pháp Đoàn Tràng Tu Gia”) với hàng loạt các bài thơ, văn vần. Những nội dung đáng chú ý trong kinh sách là những lời khuyên các tín đồ: “thanh lọc thân thể bằng ăn chay, tinh luyện khí công; bỏ các tính cách, thói xấu khác, qui nguyên hồi chính, sửa mình cho nghiêm; sau là làm công quả, giáo hóa cho nhau nhận thức nghiêm túc về cơ chuyển này; sau là làm công quả, cứu nhân độ thế, từ thiện, và tránh mình khỏi việc tranh dành bon chen, tham lậu bất chính….”.
Đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo: Các ngày lễ chính cũng là những lễ lớn của đất nước (theo lịch dương): 3/2. 30/4, 19/5, 27/7, 22/12,… Có thắp hương vào mùng một và ngày rằm.
Mức độ phát triển: Tín đồ của Hoàng Thiên Long trải dài hơn một nửa số tỉnh thành ở Bắc, Trung, Nam, trong đó tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng. Tín đồ của đạo rải rác ở 3 tỉnh thành với số lượng khoảng 5.000 người.
5. Đạo Tâm Linh nước trời Việt Nam:
Hoàn cảnh ra đời: Do bà Nguyễn Thị Xuyến sáng lập tại Chí Linh, Hải Dương, vào ngày 1/1/2001. Bà cho rằng mình nhận được sự giúp đỡ của Ngọc Phật Hồ Chí Minh được Đoàn Đồng thiên Hòa Bình (Peace Society of Heavenly Mediums – tổ chức tôn giáo đứng đầu Đạo Hồ Chí Minh) để giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống
Đối tượng thờ cúng: Đối tượng thờ cúng rất đa dạng (1) Thờ Tổ trời tại Đền Hùng; (2) Thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, Âu Cơ; (3) Thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh – Chủ tịch Nha Trời; (4) Thờ hang Cha, hang Mẹ Thiên ban; (5) Thờ Vua Hùng; (6) Thờ Phật trúc lâm Yên Tử (Đệ nhất Phật hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị Pháp Loa, Đệ tạm Huyền Quang); (7) Thờ Thánh Mẫu Liễn Hạnh; (8) Thờ Nguyễn Trãi; (9) Thờ vua Quang Trung; (9) Thờ Hai Bà Trưng; (10) Thờ Thánh Gióng; (11) Thờ bà Hoàng Thị Loan; và những vị thần làng, thần núi, thần sông, thổ địa thổ công, các anh hùng liệt sĩ.
Nội dung giáo lý: Được thể hiện trong các cuốn kinh sách quan trọng, gồm các tập “Báo đáp đền công ngày thương binh liệt sĩ”, “Kinh theo đạo Bác từ đây cứu đời”, “Kính theo đạo Bác Hồ ban”, “Đạo nhà nước Việt”, “Lời tâm linh hồn Trời, hồn Nước”,… Đạo cho rằng có ba cõi: cõi Thiên (Heavenly realm), cõi Phật (Buddha’s realm), cõi Trần (Earthly realm) và cõi Âm (Yin realm). Tuy nhiên, do những hành vi, thái độ, cách cúng không đúng đắn của cõi Trần khiến cho các cõi còn lại đều nổi giận. Những thiên tai, hiểm họa, tệ nạn xã hội, ngoại xâm,… đe dọa chính là minh chứng cho sự “nổi giận” này. Do đó, cần có một cuộc cách mạng tâm linh (spiritual revolution) để tiêu diệt các thế lực ngoại xâm và cũng nhằm làm hòa hợp mối quan hệ giữa các cõi.
Đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo: Mỗi ngày đều cần phải cúng gồm hoa tươi, bánh hoặc hoa quả. Việc cầu nguyện là không bắt buộc, nhưng hóa vàng hay đốt giấy tiền thì bị cấm. Họ cũng cung cấp dịch vụ trấn yểm, hàn long mạch và giải tà, viết sớ. Hình thức thực hiện nghi lễ của Đạo Hồ Chí Minh có sự tương đồng với mô hình hầu đồng.
Mức độ phát triển: Có sự phát triển ở rộng, chủ yếu ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Trong những năm 2011 – 2012, bà Xuyến liên tục phát triển đạo, thu hút tín đồ và nộp hồ sơ lên Ban Tôn giáo Chính Phủ xin được công nhận hoạt động. Tính đến tháng 5/2012, số người tin theo đạo là 18.154 tại 43 tỉnh, thành trong cả nước.
6. Hội Phật Trời Vua Cha Hoàng Thượng Nguyên cứu đời:
Hoàn cảnh ra đời: Do Vũ Thị Mùi thành lập từ tháng 8/1992 tại Hải Dương. Có đệ tử Vũ Thị Huyền tại Bình Giang được giao quyền chủ trì, thu hút tín đồ.
Đối tượng thờ cúng: Ban thờ đạo ở gian giữa hoặc gian bên, bày trí cụ thể (1) Treo cờ tổ quốc và ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, (2) Trên bàn thờ có đèn, bát hương sơn nhũ vàng. Các tín đồ của Hội Phật Trời Vua Cha Hoàng chỉ tu tại gia mà không đi chùa.
Nội dung giáo lý: gồm 4 loại kinh sách: “Kinh thượng nguyên cứu đời”, “Văn kinh nghĩa luận khuyên đời”, “Kinh đời mới thượng nguyên cứu đời vào thế kỷ 21”, “Kinh khâm thiên giải ách Ngọc Hoàng cốt tủy”. Bà Mùi nói rằng được Hồ Chí Minh | báo trước mọi vấn đề của xã hội, đất nước và trao cho bà nhiệm vụ lập “đạo” để bảo vệ Đảng, Nhà nước, chính quyền và nhân dân. Hội Phật Trời Vua Cha Hoàng cũng xưng là theo “tín ngưỡng Phật giáo” là Phật trời (Phật Hoàng thiên) và tu tại gia mà không tu chùa.
Đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo: Lễ sinh hoạt thực hiện vào mùng một và ngày 21 hàng tháng. Trong đó ngày 21 là lễ chính với ý nghĩa: Hướng về và chuyển sang thế kỷ XXI.
Mức độ phát triển: Trải qua nhiều lần đổi tên, đặc biệt, năm 2001 có “Đạo Quang Minh Tu Đức” do bà Phạm Thị Thiện (1946) tại Hải Dương chủ trì tin theo và lấy tên “Hội Từ Thiện Tứ Phương”. Năm 2001, bà Mùi có đơn xin thành lập “Hội Phật Tu Gia” (được giải thích là gọi tắt tên). Đạo truyền bá tới các tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội.
7. Đạo Thiên Nhiên:
Hoàn cảnh ra đời: Ra đời năm 1993 tại Thanh Miện, Hải Dương do bà Vũ Thị Vẽ/Nguyễn Thị Triệu (1983) đứng đầu. Ở khu vực Bình Lãng – Tứ Kỳ, Hải Dương, người ta thường gọi bằng cái tên “Đạo Cổng Trời”.
Đối tượng thờ cúng: Bàn thờ đạo bố trí: (1) Quốc kỳ và dán bản “Thiên Đình giáng chỉ
Nội dung giáo lý: Được ghi trong văn bản “Thiên đình giảng chỉ thông báo” và “bản quy” (điệp quy âm). “Đạo Thiên Nhiên” cho rằng Hạ giới nước Nam cần lập đền thờ “người trời” và thực hiện lễ nghi theo sự chỉ dẫn của “Thiên Tinh Công Chúa Bùi Thị Lương”. Và những tín đồ cần thực hiện 3 điều tâm: (1) Phát tâm đại bi – Thề dứt bỏ hết thảy điều ác; (2) Phát tâm đại chí– Thể tu hết thảy điều thiện; (3) Phát tâm đại nguyện – Thề độ hết thảy những lỗi gian. Khi chết hung táng 1 lần (đào sâu chôn chặt), không cải cát.
Đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo: Việc thực hiện sinh hoạt được thực hiện hàng tuần và ngày rằm hàng tháng. Ngoài ra, những tín đồ còn tập trung tại nhà bà Vẽ vào mùng 4 Tết hàng năm, và những người chủ xướng chủ trì ở địa phương.
Mức độ phát triển: Chủ yếu tập trung ở Hải Dương, Hưng Yên. Lúc cao điểm lên tới 1.000 tín đồ, với 13 thành viên cốt cán. Khi thực hiện các lễ tại nhà bà Vẽ, lúc cao điểm lên tới 50 người tham gia, 11 người là cốt cán. Tổng số người theo Đạo Thiên Nhiên vào khoảng những năm 1998 là 162 người. Hiện tôn giáo này đã tan rã và ít còn ảnh hưởng ở khu vực Bắc Bộ.
8. Tổ Tiên Chính Giáo:
Hoàn cảnh ra đời: Tại Bửu Tòa Cơ Tiếp đạo đặt ở số 2 – Cường Để (đường Nguyễn Văn Cừ), thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vào 01/01/1964, dựa trên luận giải về sự cảm ứng linh thiêng của đấng siêu nhiên gọi là Hạo Nhiên Thượng Đế cùng chư Phật – Tiên – Thánh – Thần và Thượng Phụ quốc dân Hùng Vương tổ Việt (vua Hùng), truyền cơ bút thông qua một đồng tử thực hiện việc khai đạo. Hiện chưa có thông tin chính xác về người thành lập ra Tổ Tiên Chính Giáo.
Đối tượng thờ cúng: Trước 1975 có cơ sở thờ tự nhiều nơi, sau 1975 không còn mà thu về sinh hoạt tư gia. Cấp bậc thờ cúng: Thánh, thần tín ngưỡng dân gian, những người có công với đất nước, chia làm ba cấp, theo nghi thức Tam Sơn Ngũ Sự:
Cấp 1: Thiên thế giới Đạo – Tổ tiên chính giáo Đại Đạo Sinh tồn Cấp 2: Tổ quốc đạo – Quốc tổ Hùng Vương, Phật, Tiên, Thánh, Thần
Cấp 3: Gia đạo – Liệt vị tiền nhân, nội ngoại tứ thân, cửu huyền thất
Tôn chỉ: lấy việc thờ cúng tổ tiên là chính, tôn thờ quốc tổ Hùng Vương, thờ cúng tổ tiên trong gia tộc và các bậc tiền nhân anh hùng dân tộc theo phương châm “uống nước nhớ nguồn”. Đặc biệt điều này được áp dụng cho mọi tín đồ tin theo không có sự phân biệt về chức sắc.
Nội dung giáo lý: Có sự kết hợp, biến thể và dung hội yếu tố Phật giáo, Nho giáo, Đạo, Thánh,… với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nội dung kinh sách được tổ chức theo hình thức hỏi – đáp gồm 345 cầu, 23 bài và 6 phần xoay quanh Tứ ân: ân cha mẹ, ân đồng bào, ân tổ quốc, ân trời đất.
Đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo: Chủ yếu thực hiện nghi lễ tại nhà. Các tín đồ thiên về cung cách tu chứng, chứ không quá chú trọng việc truyền giáo.
Mức độ phát triển: Từ năm 1968, Tổ tiên chính giáo phát triển ra các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh,…
9. Trường Ngoại cảm Tố Dương:
Hoàn cảnh ra đời: Ra đời vào năm 1991 do ông Trịnh Thái Bình sinh năm 1943 quê tại Hải Phòng sáng lập. Theo ông Bình, “Tố Dương” nghĩa là “chỉ dẫn tới sự thật”, đây cũng là danh hiệu của Đức Phật mới – người nắm quyền trong vòng thời gian mới. Còn “ngoại cảm” là lĩnh vực mà các tín đồ được đào tạo, tiến hành tu tập.
Nội dung giáo lý: Các tài liệu kinh sách gồm khoảng 50 tập thơ văn, với khoảng 60 loại tài liệu khác (từ thư, bài nói trước công chúng, bài phát biểu, hướng dẫn và ghi âm). Quan trọng nhất là tập sách mang tên “5 Bông sen” “chứa đựng những tinh hoa của giáo lý Phật giáo mới”. Ông Bình cho rằng hiện tại là thời gian chuyển tiếp, khi vòng tròn cũ kết thúc (thời mạt pháp) và vòng tròn mới (với thời gian và không gian mới) sắp đến (mới thời chính pháp). Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đại Phật mới, Đức Chân Lý Toàn Năng Tố Dương Di Lạc Tôn Phật (Tố Dương là Đại Phật Di Lặc). Một “học thuyết Phật giáo chân chính mới” và sứ mệnh của ông là phổ biến “học thuyết Phật giáo chân chính mới” (Chính kinh mới).
Đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo: Mặc dù có những bài tập hướng dẫn, nhưng các tín đồ có quyền tự do được sửa chữa và hoàn thiện bản than theo những cách phù hợp với mình. Các nghi lễ hay bài tập được thực hiện đơn giản tại nhà.
Mức độ phát triển: Tập trung ở khu vực miền Bắc, chủ yếu tại Hà Nội. Nơi thờ tự chính ở nhà ông Bình tại số nhà 63, ngõ 40 đường Tạ Quang Bửu, Hà Nội.
10. Minh Đường Trung Tâm:
Hoàn cảnh ra đời: Được “thầy Thu” (biệt danh, hiện chưa có thông tin chính xác về tên thật của người sáng lập) sinh năm 1953 sáng lập tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. “Minh” có nghĩa là đèn chiếu sáng, “Đường” có nghĩa là “nơi thờ cúng các vong linh”; “Trung” có nghĩa là “thiện”; “Tân” có nghĩa là “một điểm đến”, nơi mọi người sẽ tụ tập để học hỏi và làm những điều tốt đẹp.
Đối tượng thờ cúng: Trường có ba phòng với gian ở giữa có có tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có ba bàn thờ chính đặt lư hương cho Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quán Thế Âm Bồ Tát và tổ tiên của người sáng lập đạo. Một trong những khía cạnh về Nguyễn Bỉnh Khiêm được Minh Đường Trung Tân khai thác là khả năng báo trước những thăng trầm của đất nước, cũng như vận mệnh cá nhân.
Nội dung giáo lý: Có sự kết hợp của Nho giáo (dạy con người cống hiến), Phật giáo (dẫn con người đến sự giải thoát) và Đạo giáo (dạy con người về các nguyên tắc phổ biến của sự thay đổi). Đạo phê phán những lối sống sai trái, phê phán những thói hư, tật xấu, ca ngợi những người giữ vững các giá trị đạo đức truyền thống thông qua tho ca.
Đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo: Việc thờ hương được duy trì liên tục hằng ngày. Trường cũng mở các “các khóa học tâm linh”. Nội dung chính của các khóa học là đọc và viết chữ Hán – Việt; đọc quẻ Kinh Dịch, xem Phong thủy để khôi phục dòng năng lượng ngầm (trấn long mạch), trừ tà ma (bắt tà trùng), nghi lễ an vị mồ mả tổ tiên (yên vị mồ hôi), xả duyên nợ (giải nghiệp chướng), và làm thơ.
Mức độ phát triển: Chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc, chủ yếu tại Hải Phòng. Nơi thờ tự chính ở nhà thầy Thu tại Vĩnh Bảo.
11. Thanh Hải Vô Thượng Sư:
Hoàn cảnh ra đời: Do bà Đặng Thị Trinh/Đặng Huệ Trinh sinh năm 1948, quê Quảng Ngãi, khởi xướng từ năm 1989 tại Đài Loan. “Vô Thượng Sư” nghĩa là trên đầu không còn một ai phải kính thờ nữa. Tên gọi ban đầu là “Hội Thiền Định Thanh Hải Vô Thượng Sư”.
Đối tượng thờ cúng: Bàn thờ lập tại gia, có ảnh Thanh Hải, trên bàn thờ đặt 5 ngọn nến làm lễ, dâng cứng hoa tươi, bánh kẹo, nước lã. Tín đồ thực hiện ngồi thiền ban đêm, không thờ cúng tổ tiên, khi gia đình có người mất không khóc, không để tang, giỗ chạp.
Nội dung giáo lý: Chủ yếu được tập hợp trong bộ “Bí quyết tức khắc khai ngộ hiện đời giải thoát” gồm 15 quyển, trong đó tuyên truyền về pháp môn Quán Âm, khai ngộ, ăn chay, thế giới cực lạc và cách tu tập đắc đạo. Thanh Hải tự nhận mình là Đức Phật tái sinh và Chúa Giê-su. Nội dung giáo lý có sự kết hợp niềm tin của Cơ đốc giáo với Phật giáo.
Đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo: Nghi lễ chủ yếu là ăn chay trường, thực hành ngũ giới của Phật giáo. Bà cũng yêu cầu tín đồ mỗi ngày ngồi thiền niệm tên sư phụ “Nam mô Thanh Hải Vô Thượng Sư” ít nhất 2 giờ, có khi thiền cả đêm để giữ “tâm ấn” và để nhận được sự cứu độ đầy đủ, trở thành “Phật sống”.
Mức độ phát triển: Tại Việt Nam, tính đến năm 2013, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã mở rộng tổ chức và phát triển hoạt động ra “47/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, với khoảng 6.000 người tham gia, khoảng 210 điểm nhóm cộng tu”. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 25 người theo.
12. Pháp Luân Công:
Hoàn cảnh ra đời: do ông Lý Hồng Chí sinh năm 1951 sáng lập tại Trung Quốc vào năm 1992.
Nội dung giáo lý: Ảnh hưởng lớn bởi Phật giáo và Đạo giáo. Các phạm trù trung tâm là Pháp Luân trong Phật giáo và Âm dương ngũ hành trong Đạo giáo. Nội dung kinh sách chủ yếu tập trung giới thiệu “khí công”, mối quan hệ của Pháp Luân Công với Phật giáo và những nguyên lý để tu luyện hay thay đổi tâm tính. Biểu tượng của Pháp Luân Công là “Pháp Luân” (Bánh xe Pháp, theo tiếng Phạn là “Dharmacakra”).
Đặc trưng trong thực hành đức tin tôn giáo: Những người tu luyện Pháp Luân Công đọc các kinh sách, tham dự hoặc nghe ghi âm các bài giảng của ông Lý Hồng Chí, hoặc học luyện tập từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp khác, tất cả đều có thể nhận được Pháp Luân. Pháp Luân tự động trợ giúp học viên tu luyện.
Mức độ phát triển: Pháp Luân Công chủ yếu hoạt động ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương. Số lượng tín đồ không ổn định, dao động trên dưới 200 người. Theo nghiên cứu của bà Nguyễn Thị Diệu Thúy, thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ, Pháp Luân Công ở Việt Nam hiện có khoảng 8.000 học viên với 600 điểm tập luyện ở tất cả 63 tỉnh, thành.