Sự ra đời của các cơ quan nhà nước luôn được ghi nhận trong các văn bản pháp lý về ví trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Bảo hiểm xã hội cũng không ngoại lệ. Đây là cơ sở để Bảo hiểm xã hội thực hiện đúng, tránh lạm quyền. Vậy chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tên tiếng Anh là “Viet Nam Social Security- VSS“. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 16/02/1995 trên cơ sở Nghị định số 19/CP của Chính phủ, lúc này, Bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tổng Giám đốc đương nhiệm là ông Nguyễn Thế Mạnh và 04 Phó tổng giám đốc: Phạm Lương Sơn; Trần Đình Liệu; Đào Việt Ánh; Lê Hùng Sơn.
2. Chức năng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng rất quan trọng, hoạt động cốt cán trong lĩnh vực an sinh xã hội, theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ” có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.” (Khoản 1, Điều 1, Nghị định 89/2020/NĐ-CP).
Như vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chức năng chính:
– Thứ nhất, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đây là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất của cơ quan này, việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách là giai đoạn để đưa các nội dung chính yếu áp dụng lên các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và là thời điểm hiện thực hóa các “quy định chung” từ trên ban xuống, đảm bảo nhất quán và hiệu quả.
– Thứ hai, tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Theo
– Thứ ba, quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế:
+ Khoản 4, Điều 3
+ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước được hình thành từ các nguồn khác nhau và để sử dụng cho mục đích liên quan đến bảo hiểm y tế.
+ Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế. (Khoản 3, Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế hợp nhất 2014).
Quản lý và sử dụng là chức năng nhằm đảm bảo tránh thất thoát các quỹ, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các chủ thể có liên quan đến các quỹ, chú ý đến đầu vào, đầu ra của quỹ, đảm bảo bảo quỹ được sử dụng đúng quy định và hiệu quả.
– Thứ tư, thanh tra chuyên ngành về việc đóng bảo hiểm: Đây là chức năng nhằm đảm bảo hoạt động đóng bảo hiểm được thực hiện đầy đủ, có căn cứ, thực hiện đúng chính sách của pháp luật về yêu cầu đóng bảo hiểm, đồng thời phát hiện hành vi vi phạm để tiến hành xử lý một cách nghiêm minh.
3. Nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Điều 2, Nghị định 89/2020/NĐ-CP đã quy định rất rõ ràng, cụ thể như sau:
– Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, đề án khác của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt.
Đây là nhiệm vụ quan trọng, với tư cách là cơ quan chuyên ngành, hoạt động cốt cán trong lĩnh vực bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực, trình độ, nhân lực, tài chính để thực hiện xây dựng và trình các chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án tới chủ thể có thẩm quyền nêu trên và cũng vì là cơ quan xây dựng và trình, do vậy các chiến lược, kế hoạch ..sau khi được phê duyệt để chủ động thì cũng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện. Điều này vừa đúng với thẩm quyền theo luật định, vừa đúng với thực tế hoạt động hiệu quả.
– Về tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế:
Nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm được thể hiện thông qua hàng loạt các nhiệm vụ cụ thể khác,chẳng hạn: Ban hành các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền và liên quan đến chính sách bảo hiểm; Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm; ban hành các mẫu thẻ, mẫu hồ sơ về bảo hiểm và tiến hành cấp thẻ bảo hiểm; Tổ chức thu hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ thu các khoản đóng bảo hiểm; kiểm tra việc đóng, trả bảo hiểm;…Với việc quy định nhiệm vụ chi tiết như vậy, Bảo hiểm xã hội sẽ dễ dàng thực hiện hơn và hoạt động kiểm tra, giám sát cũng sẽ được tiến hành sát sao hơn.
– Về quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế:
Hoạt động quản lý và sử dụng bảo hiểm được thể hiện qua 02 nhiệm vụ cơ bản đó là: (1) Quản lý và sử dụng đúng nguyên tắc- tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; (2) Hằng năm, xây dựng và tổ chức thực hiện phương án đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế sau khi được Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội phê duyệt; thực hiện quản lý rủi ro đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là chức năng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Thực hiện nhiệm vụ khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật:
Có thể kể đến một số nhiệm vụ như: Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các đơn vị bảo hiểm xã hội khác; Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm; Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm; Tổ chức thực hiện việc hỗ trợ, giải đáp, tư vấn chính sách pháp luật về bảo hiểm;….
– Thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Đây là nhiệm vụ được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất, nhằm đảm bảo được hoạt động đóng bảo hiểm được diễn ra theo quy định của pháp luật, đảm bảo nguồn của các quỹ bảo hiểm. Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính vừa là nhiệm vụ, vừa là quyền hạn gắn với cơ quan chuyên môn trên cơ sở quy định của pháp luật.
– Về tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản:
Liên quan đến nhiệm vụ này bao gồm: Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức, quyết định điều động, luân chuyển,…cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; Quản lý tài chính, tài sản của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật và quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị; Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các nhiệm vụ, quyền hạn được liệt kê trong mục này chủ yếu xoay quanh nội bộ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhằm đảm bảo tính trong sạch, minh bạch, khách quan về nhân sự, tài chính và tài sản theo đúng tinh thần của cơ quan công quyền, tránh tình trạng tham nhũng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.