Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thế nào là biện pháp khẩn cấp tạm thời? Cách phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thế nào là biện pháp khẩn cấp tạm thời? Cách phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định như thế nào?
1.Khái niệm và ý nghĩa
a. Khái niệm: Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp
b. Ý nghĩa:
Tạm thời giải quyết các yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trưc tiếp đến vụ án.
Bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được. Bảo vệ chứng cứ, ngăn chặn những hành vi hủy hoại bằng chứng làm sai lệch nội dung vụ việc.
Kịp thời khắc phục những hậu quả, thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra; đảm bảo việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Như vậy, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trong điều kiện xã hội hiện nay, biện pháp khẩn cấp tạm thời trở thành công cụ pháp lý vững chắc để các đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, lao động.
2. Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Dựa trên tiêu chí: yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; các biện pháp khẩn cấp tạm thời phân thành hai loại:
Biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng trong trường hợp không có yêu cầu của của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa áp dụng bắt buộc phải có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2.1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng trong trường hợp không có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Điều 119 Bộ luật TTDS sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định:“Toà án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 của Bộ luật này trong trường hợp đương sự không có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”
Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể khi có đầy đủ các điều kiện do BLTTDS quy định đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
Khi tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể, ngoài việc phải thực hiện đúng quy định tại điều luật tương ứng của BLTTDS, Tòa án cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan để có quyết định đúng.
2.2. Biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án áp dụng bắt buộc phải có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nhóm biện pháp này bao gồm từ các biện pháp từ khoản 6 đến khoản 12 điều 102 BLTTDS đặt ra nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự.Quyền này của đương sự được ghi nhận tại điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Tôn trọng nguyên tắc này, các nhà lập pháp đề cao sự tự quyết định và định đoạt của đương sự bằng việc quy định cho họ có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và Tòa án sẽchỉ áp dụng khi có yêu cầu hợp pháp của đương sự. Khi có yêu cầu hợp pháp của đương sự, Tòa án có trách nhiệm áp dụng đúng biện pháp, đúng yêu cầu của đương sự.
Đối với những biện pháp này, người yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền và cung cấp cho Toà án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó theo điều 117 BLTTDS sửa đổi bổ sung.