Một trong những vấn đề quan tâm đối với ngành giáo viên mầm non hiện nay, chính là tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I. Vậy tiêu chuẩn và cách xếp lương Giáo viên mầm non hạng I được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Một số quy định về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non:
1.1. Trường hợp nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non?
Cá nhân để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non cần phải có những tiêu chuẩn cơ bản đã được pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì nêu rõ các trường hợp người là viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này như sau:
– Hiện nay, bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III được sử dụng mã số V.07.02.26 để phân biệt với các hạng khác; đối với giáo viên mầm non hạng IV thì mã số được sử dụng là V.07.02.06, đồng thời người này phải đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26);
– Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) đối với giáo viên mầm non hạng III đó là mã số V.07.02.05;
– Thực hiện việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) đối với giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04);
– Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) nếu có những điều kiện như: người này được xác định là người trúng tuyển trong kì thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non từ hạng II lên hạng I.
Với quy định trên, viên chức để được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non sẽ đáp ứng được các quy định nêu trên.
1.2. Các nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non:
Để tiến hành việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 của Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 08/2023/TTBGDĐT.
Khi bổ nhiệm giáo viên mầm non từ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư này thì không được đồng thời kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Theo nguyên tắc đã được quy định thì quá trình bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng sẽ không phụ thuộc vào trình độ được đào tạo.
2. Tiêu chuẩn giáo viên mầm non hạng I:
2.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Cá nhân là giáo viên mầm non được xếp vào hạng I thì phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, như sau:
– Xét đến trình độ chuyên môn về lĩnh vực này thì cá nhân phải được đào tạo chính quy và đã sở hữu bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên để phục vụ công việc;
– Đồng thời, phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
Khoản 4 Điều 5 Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT, sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non hạng I như sau:
– Cá nhân giữ vị trí là người giáo viên cần có trách nhiệm của một công dân gương mẫu như nêu cao tinh thần tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hỗ trợ hoặc hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đã đưa ra; những quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non được đưa ra sẽ được cá nhân này áp dụng vào công việc nhiệm vụ được giao;
– Trong suốt quá trình hoạt động luôn thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện được chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non;
– Để đảm bảo được công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ em một cách tốt nhất thì người giáo viên cần tích cực chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, cha mẹ và người giám hộ trẻ em và cộng đồng về vấn đề này; ngoài ra, cũng tự cần trau dồi học hỏi để nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên cốt cán;
– Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển nên để vận dụng tố được ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp thì giáo viên cũng cần chủ động và có sự đầu tư học hỏi, sao cho việc truyền tải, giảng dạy học sinh một cách thuận lợi, khoa học; Tùy thuộc vào môi trường làm việc nhất đinh mà cần bổ trợ thêm khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số để hỗ trợ nghề nghiệp của mình theo đúng vị trí việc làm;
– Trong suốt quãng thời gian cống hiến, cá nhân được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên hoặc được nhận bằng khen hoặc giấy khen từ cấp tỉnh trở lên;
– Đối với viên chức tham gia dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) thì phải đảm bảo về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Thời điểm để tính việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I sẽ được tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
2.3. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp:
Liên quan đến ngành sư phạm thì cá nhân là giáo viên mầm non phải có những tiêu chuẩn nhất định liên quan đến đạo đức. Sở dĩ, cá nhân này là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tinh thần học tập, suy nghĩ, tính cách của “mầm non” trong tương lai nên phải đáp ứng đủ các tiêu chí về đạo dức nghê nghiệp như sau:
– Nghiêm túc chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
– Không ngừng cố gắng phát huy giá trị, sự hiểu biết của bản thân, thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; luôn giữ vững quan điểm là tấm gương mẫu để trẻ em học tập noi theo;
– Để có thể kiên trì, giữ vững lòng tin trong công việc thì phải không ngừng xây dựng tình yêu nghề, thương yêu trẻ em; một trong những yếu tố quan trọng nữa là phải biết quản lý cảm xúc; cần có sự đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; nhận thấy tình trạng trẻ em bị xâm phạm đến quyền và lợi ích thì cần mạnh mẽ đứng lên bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; xây dựng tình đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong nghề nghiệp của mình;
– Giáo viên là nghề nghiệp đặc thù nên cá nhân này phải nằm trong sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, người này không chỉ cần thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức mà còn phải là nhà giáo có đạo đức.
3. Xếp lương giáo viên mầm non hạng I:
Khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định giáo viên mầm non hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
Sau đây là bảng lương cụ thể tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP):
Đơn vị: triệu đồng/tháng
Nhóm ngạch | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 |
Hệ số | 4,0 | 4,34 | 4,68 | 5,02 | 5,36 | 5,7 | 6,04 | 6,38 |
Lương | 5,960 | 6,467 | 6,973 | 7,480 | 7,986 | 8,493 | 9,0 | 9,506 |
4. Giáo viên mầm non hạng I có nhiệm vụ như thế nào?
Như đã biết, Viên chức khi tham gia dự thi hoặc được xem xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I có mã số V. 07.02.24 bắt buộc phải có đủ thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II có mã số V. 07.02.25. Chính vì vậy, ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng II, giáo viên mầm non hạng I phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Phải có sự tham gia vào quá trình biên tập hoặc hỗ trợ biên soạn nội dung tài liệu phục vụ cho việc bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên;
– Để phát triển hơn năng lực của bản thân về chuyên môn cũng như nâng cao đạo đức nghề nghiệp thì cần thường xuyên tham gia bồi dưỡng được tổ chức. Hoặc thực hiện việc tham mưu, đề xuất hoặc tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non từ cấp trường trở lên;
– Trên thực tế nếu các cuộc thi của cấp học mầm non từ cấp huyện trở lên được tổ chức thì cần tích cực tham gia và giữ vị trí là ban giám khảo các hội thi này;
– Đồng thời, có thể tham gia hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài hoặc kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp huyện trở lên.
( Căn cứ Theo Điều 2a Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT, bổ sung bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT).
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
– Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.