Quy định về Ủy ban cạnh tranh quốc gia? Tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ủy ban cạnh tranh quốc gia?
Trong khi nền kinh tế thị trường này càng phát triển sẽ kéo theo đó là việc các doanh nghiệp trong các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh ngày càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt. Trong một nền kinh tế thì cạnh tranh là vấn đề không thể tránh khỏi và nó cũng được xem là đặc tính riêng quan trọng của nền kinh tế thị trường. Để có thể đảm bảo việc cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có thể diễn ra lành mạnh thì mỗi quốc gia có thể có cách thức tổ chức cơ quan cơ quan quản lí cạnh tranh với vị trí khác nhau nhưng đều phải đảm bảo được sự độc lập trong hoạt động của cơ quan này.
Do đó, theo như quy định của pháp luật cạnh trang của Việt Nam có quy định về Ủy ban cạnh tranh quốc gia là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lí nhà nước về cạnh tranh và có những ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Vậy, theo như quy định của pháp luật này thì trong Ủy ban cạnh tranh quốc gia được quy định về tiêu chuẩn và số lượng thành viên như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ủy ban cạnh tranh quốc gia trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về Ủy ban cạnh tranh quốc gia
Trên cơ sở quy định của Luật cạnh tranh năm 2018 thì ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập theo như quy định này để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lí nhà nước về cạnh tranh. Đồng thời thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành tố tụng cạnh tranh và kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ máy giúp việc của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định pháp luật sẽ là cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác do pháp luật quy định cụ thể.
Thứ nhất, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ được tổ chức dưới danh nghĩa là cơ quan thuộc Bộ Công thương và được hiểu là cơ quan Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có chức năng gần như một cơ quan giúp việc của Bộ trưởng Bộ Công thương trong các vấn đề về quản lý cạnh tranh. Do đó, theo như quy định tại
Thứ hai, theo như quy định của pháp luật Cạnh tranh hiện hành thì vấn đề xem xét các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo Luật Cạnh tranh năm 2018 thì cơ quan này hoạt động dưới danh nghĩa một cơ quan “bán tư pháp”. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh 2018 cũng cho phép cơ quan này còn có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại liên quan đến quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của chính mình.
Thứ ba, do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo Luật Canh tranh 2018 không còn mang tính chất độc lập của Hội đồng Cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004 nên có thể chịu sự phụ thuộc và chi phối bởi Bộ Công thương dẫn đến địa vị pháp lý của cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh đã bị giảm đi so với quy định của pháp luật cũ.
Thứ tư, theo như quy định mới của Luật Cạnh tranh năm 2018 thì việc sáp nhập hai cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh trở thành một cơ quan duy nhất đồng nghĩa với việc khối lượng công việc liên quan đến quản lý cạnh tranh cũng sẽ tăng lên và có khả năng tạo ra sự quá tải trong quá trình xử lý đối với các thành viên của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm ấn nguy cơ quá tải trong công việc nêu trên thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đang tạo ra sự hoài nghi không nhỏ đối với hiệu quả hoạt động quản lý cạnh tranh của mình vì nếu các vụ việc cạnh tranh không được giải quyết nhanh chóng, chính xác thì có thể tạo ra những hậu quả không nhỏ ảnh hưởng đến thị trường cạnh tranh lành mạnh
2. Tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ủy ban cạnh tranh quốc gia
Theo như quy định của pháp luật Cạnh tranh của mỗi quốc gia thì có thể có cách thức tổ chức cơ quan cơ quan quản lí cạnh tranh với vị trí khác nhau của mỗi quốc gia sẽ khác nhau nhưng đều phải đảm bảo được sự độc lập trong hoạt động của cơ quan này. Khi nghiên cứu về mô hình cơ quan quản lí cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới, cần lưu ý một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo như quy định thì phải có nhiệm vụ, quyền hạn của cơ-quan quản lí cạnh tranh thường tập trung vào việc kiểm soát các thoả thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền; tập – trung kinh tế; cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng.
Thứ hai, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia của hầu hết các quốc gia đều mang bản chất “lưỡng tính” giữa hành pháp và tư pháp. Cơ quan quản lí cạnh tranh luôn là công cụ của Chính phủ trong việc thực thi chính sách, pháp luật về cạnh tranh nên hoạt động của cơ quan quản lí cạnh tranh thường mang bản chất của cơ quan “hành pháp”. Mặt khác, cơ quan quản lí cạnh tranh lại có quyền quyết định phân xử và áp dụng các chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh nên hoạt động của cơ quan này lại thiên hướng “tư pháp”.
Thứ ba, nguyên tắc hoạt động của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (dù đu TC tổ chức theo mô hình nào) vẫn phải có sự độc lập cần thiết để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc xử lí vụ việc cạnh tranh.
Ở Việt Nam, theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2018, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lí nhà nước về cạnh tranh cũng như tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh… Bộ máy giúp việc của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác.
Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ thực hiện nhiệm vụ tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật cạnh tranh năm 2018. Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa theo quy định của pháp luật là mười lăm người, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.
Theo quy định tại Điều 49 Luật Cạnh tranh 2018 thì Tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được quy định cụ thể như sau:
“1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.
2. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.
3. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này”.
Từ quy định vừa được nêu ra về điều kiện, tiêu chuẩn của các chủ thể để có thể trở thành thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước tiên phải là công dân Việt Nam. tiếp theo đó là vấn đề đạo đức thì các chủ thể này phải có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực. Đồng thời để phục vụ cho công việc của mình tại ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thì các cá nhân muốn trở thành thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính. Cũng giống như các ngành nghề của cơ quan nhà nước khác thì những người được tuyển dụng và trở thành thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là chín năm trong một hoặc một số lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính.
Như vậy, trên đây là những quy định cụ thể về tiêu chuẩn và số lượng thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo như quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành. Để có thể trở thành thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thì cá nhân sẽ phải tuân thủ các quy định về số lượng thành viên như đã được nêu trên để đảm bảo hoạt động của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia diễn ra chính xác và các chủ thể để trở thành thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn hay còn được gọi cách khác là điều kiện, của pháp luật Cạnh tranh Việt Nam.